Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu

Để hỗ trợ Quý vị trong việc thực hiện Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu, chúng tôi thực hiện bài viết này.

Để hỗ trợ Quý vị trong việc thực hiện Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu, chúng tôi thực hiện bài viết này.

Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu

Tách khẩu là việc một người đang đăng ký thường trú và có tên trong một Sổ hộ khẩu làm các thủ tục xóa tên trong Sổ hộ khẩu đó (xóa đăng ký thường trú) và đăng ký Sổ hộ khẩu mới.

Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu là một trong các loại văn bản được nhiều bạn đọc quan tâm thể hiện qua lượt tìm kiếm trên hệ thống trang chủ của chúng tôi. Khi con cái muốn tách khẩu cần có sự đồng ý của chủ hộ bằng văn bản. Cụ thể nội dung mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu ra sao mời bạn đọc theo dõi bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.

Mục lục

    Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu là gì?

    Tách khẩu là việc một người đang đăng ký thường trú và có tên trong một Sổ hộ khẩu làm các thủ tục xóa tên trong Sổ hộ khẩu đó (xóa đăng ký thường trú) và đăng ký Sổ hộ khẩu mới. Việc tách khẩu được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản. Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu là mẫu đơn cam kết về việc đồng ý cho con tách khẩu gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết việc tách khẩu cho con.

    Điều kiện tách khẩu?

    Theo quy định của pháp luật cư trú thì con chưa thành niên có thể đăng ký hộ khẩu thường trú theo hộ khẩu của bố hoặc của mẹ và trong trường hợp có đầy đủ các điều kiện cần thiết thì có thể tiến hành thủ tục tách hộ khẩu hoặc chuyển hộ khẩu theo quy định pháp luật. Cụ thể điều kiện tách khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú quy định như sau:

    “ 1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

    c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.”

    Cụ thể Điều 23 quy định về các địa điểm không được đăng ký thường trú như sau:

    Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới

    1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

    2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

    3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

    4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

    Nội dung mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu

    Cũng như các văn bản hành chính khác Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu gồm 3 phần.

    Mở đầu gồm quốc hiệu tiêu ngữ, tên đơn.

    Phần nội dung gồm thông tin người làm đơn, thông tin của con có nhu cầu tách khẩu, lời cam kết.

    Phần kết thúc chữ kí chủ hộ.

    Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu

    Nhằm giúp độc giả dễ hình dung, chúng tôi xin trình bày Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu để bạn đọc quan tâm có thể tham khảo.

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ——*——

                                                ……, ngày …. tháng …. năm 20….

    BẢN CAM KẾT

    (V/v: Đồng ý cho con đăng ký hộ khẩu thường trú cùng với người khác)

     Kính gửi: :…………………………………………..……………………………….

    Tên tôi là: Là Bố (mẹ) đẻ của cháu:………………………………………………………….

    Sinh ngày:………………………….. Tại:……… ……………………………………….

    Hiện tôi đang có hộ khẩu thường trú  :……. ……………………………………………….

    Hôm nay, tôi viết bản cam kết này với nội dung như sau:

    1.Tôi và bà (ông)………………………………….. là cha (mẹ) đẻ của cháu ………………………đồng ý để cháu…………………………… đăng ký hộ khẩu thường trú cùng với hộ khẩu của ông (bà)………………………………. tại hộ khẩu ……………………

    2. Tôi và bà (ông) ……………………………………… cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự thỏa thuận của mình, và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật. Rất mong Quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ.

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Người viết

    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

    Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Mẫu ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho con tách khẩu. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *