Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu
Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu như thế nào? Quý độc giả cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu
Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu
Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN UỶ QUYỀN
(V/v: Sử dụng nhãn hiệu)
Kính gửi:
– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
– Công ty………………
– Qúy Khách hàng, Qúy đối tác của Công ty ………………
Tôi/Chúng tôi là: ……………
Căn cước công dân số:……………
Địa chỉ: ……………
Hiện tại tôi/chúng tôi là chủ sở hữu của nhãn hiệu:“………….” đã được đăng ký quyền sử hữu trí tuệ tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số ……… do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp ngày …/…./………. đối với nhóm sản phẩm: Nhóm …. (Gửi kèm Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).
Trong thời gian nhãn hiệu của tôi/ chúng tôi được công bố, tôi/chúng tôi nhận được đề nghị của Quý Công ty về việc xin phép sử dụng nhãn hiệu này tại Việt Nam.
Bằng Văn bản này tôi/chúng tôi đồng ý cho phép Quý Công ty được quyền sử dụng nhãn hiệu “…………………” của tôi/ chúng tôi đã được đăng ký tại Việt Nam. Theo đó, Quý Công ty được phép: Gắn nhãn hiệu lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, dịch vụ, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; sử dụng nhãn hiệu trong phần tên doanh nghiệp của Quý Công ty và các hoạt động khác (nếu có).
Tôi/Chúng tôi cam kết sẽ không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu “……….”của Quý Công ty.
Trân trọng./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu VT | Chủ sở hữu nhãn hiệu (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THƯ ĐỒNG Ý
(V/v: Cho phép sử dụng nhãn hiệu)
Kính gửi:
– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
– Qúy công ty …..;
– Qúy Khách hàng, Qúy đối tác của Công ty ……
Tôi/Chúng tôi là: ………………………………………………………………………………………………………
Căn cước công dân số:……………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………….
Hiện tại tôi/chúng tôi là chủ sở hữu của nhãn hiệu:“………………….” đã được đăng ký tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số ……… do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp ngày …/…./………. đối với nhóm sản phẩm: Nhóm …. (Gửi kèm Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).
Vừa qua, Tôi/Chúng tôi nhận được đề nghị của Quý Công ty về việc xin phép sử dụng nhãn hiệu này tại Việt Nam.
Nay, bằng Văn bản này Tôi/Chúng tôi đồng ý cho phép Quý Công ty được sử dụng nhãn hiệu “…………………”tại Việt Nam. Theo đó, Quý Công ty được phép: Gắn nhãn hiệu lên hàng hoá, dịch vụ, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; sử dụng nhãn hiệu trong phần tên doanh nghiệp của Quý Công ty và các hoạt động khác (nếu có).
Tôi/Chúng tôi cam kết sẽ không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu “………………….”của Quý Công ty.
Trân trọng./.
Nơi nhận: Như trên;Lưu VT. | Chủ sở hữu nhãn hiệu (Ký, ghi rõ họ tê |
Quy định về vi phạm sử dụng trái phép nhãn hiệu
Khoản 2 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bởi Khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 quy định:
Như vậy, hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu của người khác vào sản xuất, kinh doanh được cho là hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền của nhãn hiệu.
Xử phạt vi phạm hành chính hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu
Hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Theo quy định tại Khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.
Bên cạnh phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung sau:
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm
– Bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm, kể cả hoạt động thương mại điện tử đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm của mình.
Và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả từ hành vi vi phạm gây ra, Cụ thể:
– Buộc chủ thể vi phạm phải loại bỏ yếu tố vi phạm;
– Chủ thể vi phạm buộc tiêu hủy yếu tố vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm không loại bỏ được yếu tố vi phạm;
– Chủ thể vi phạm buộc phải phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại hàng hóa, vi phạm đối với hành vi vi phạm;
– Chủ thể vi phạm buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu xâm phạm sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa đối với hành vi vi phạm;
– Chủ thể vi phạm buộc loại bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện quảng cáo, trang tin điện tử hoặc thay đổi, thu hồi tên doanh nghiệp, tên miền chứa yếu tố vi phạm;
– Chủ thể vi phạm có trách nhiệm về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi xâm phạm mà có đối với các hành vi vi phạm.
Trên đây là nội dung bài viết Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu của Công ty Luật Hoàng Phi. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến cho Quý độc giả những thông tin hữu ích.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc