Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Để hỗ trợ doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với người lao động, chúng tôi chia sẻ Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động và người lao động phải ký kết hợp đồng lao động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Theo quy định của bộ luật lao động 2019 thì hợp đồng lao động bao gồm 2 loại là hợp đồng có thời hạn và hợp đồng không có thời hạn.
Khi người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động thì phải thông báo bằng văn bản cho người lao động được biết trước một thời gian nhất định.
Quý độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung này qua bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một tài liệu pháp lý được sử dụng để thông báo cho nhà tuyển dụng về quyết định của nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần sự đồng ý của nhà tuyển dụng.
Một số thông tin cần có trong mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
– Thông tin cá nhân của người lao động và nhà tuyển dụng
– Ngày hiệu lực của thông báo
– Lý do chấm dứt hợp đồng lao động
– Thời gian còn lại của hợp đồng (nếu có)
– Các quy định pháp lý liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động
Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể được tùy chỉnh tùy theo nhu cầu và yêu cầu của từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp nào đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước?
Người sử dụng lao động và người lao động phải ký kết hợp đồng lao động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Theo quy định của bộ luật lao động 2019 thì hợp đồng lao động bao gồm 2 loại là hợp đồng có thời hạn và hợp đồng không có thời hạn.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng, hợp đồng có thời hạn thì thời hạn hợp đồng không quá 36 tháng. Tuy nhiên pháp luật vẫn cho phép một bên của hợp đồng đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải đảm bảo thời hạn báo trước cho bên kia trừ một số trường hợp không cần báo trước.
Việc báo trước khi đơn phương chấm dứt có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả hai bên, báo trước giúp cho bên bị chấm dứt chủ động nắm bắt thông tin, có những phương án riêng cho mình.
Căn cứ theo điều 36 Bộ luật lao động 2019 thì Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước trong trường hợp sau đây:
” a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động”.
Nội dung của Thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Khoản 1 điều 45 BLLĐ 2019 quy định như sau:
Theo quy định trên thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng phải ra văn bản thông báo cho người lao động. Nội dung của văn bản này bao gồm những nội dung như sau:
+ Ngày, tháng, năm thông báo;
+ Tên doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng lao động
+ Thông tin người lao động bị chấm dứt hợp đồng bao gồm: họ tên, địa chỉ, số điện thoại…
+ Lý do chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động;
+ Nghĩa vụ của người lao động trước khi hợp đồng lao động hết hiệu lực;
+ Thời gian chấm dứt bắt đầu từ thời gian nào;
+ Nơi nhận thông báo;
+ Đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động ký tên và đóng dấu cuối thông báo.
Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào?
Bước 1: Người sử dụng phải báo trước cho người lao động với thời gian như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Bước 2: Người sử dụng lao động thực hiện các nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
– Thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài.
– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Mẫu Thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Quý vị có thể tham khảo Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dưới đây:
TÊN CÔNG TY
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
……, ngày….. tháng …. năm ……
THÔNG BÁO
Về việc chấm dứt hợp đồng lao động
Kính gửi: Ông/bà ………………………
Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày…..tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”);
Công ty xin thông báo nội dung như sau:
1/ Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……………………….……….
Chức vụ: ……………………………
2/ Thời gian: Kể từ ngày..…/……/……
3/ Lý do: ………………………………………………………………………
Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng……………tiếp nhận công việc.
Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.
Trân trọng!
Nơi nhận: – Ông/bà: …………(thực hiện); – Phòng …………..(thực hiện); – Lưu: VT. | Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Tải (download) Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Trên đây là nội dung bài viết về Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.
>>>>>>> Tham khảo: Mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc