Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác 2024

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác gồm những nội dung gì, quý độc giả hãy theo dõi nội dung bài viết sau.

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác gồm những nội dung gì, quý độc giả hãy theo dõi nội dung bài viết sau.

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác 2024

Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây, theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác, có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác là mẫu đơn đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

>>>>>> Xem thêm: Mẫu thông báo năm 2024

Mục lục

    Hợp đồg hợp tác kinh doanh là gì?

    Theo định nghĩa tại Điều 504 của Bộ luật dân sự 2015 thì:

    1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

    2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

    Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

    Hp đồng hp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác. Nội dung hp đồng hợp tác không được trái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hp đồng hp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hp đồng.

    Trường hợp nào chấm dứt hợp đồng hợp tác?

    Theo quy định tại Điều 512 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    – Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;

    – Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

    – Mục đích hợp tác đã đạt được;

    – Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    – Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

    Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật dân sự.

    Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Quy định thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác

    Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

    – Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;

    – Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

    Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận.

    Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

    Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được đã nêu ở trên thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

    Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong hợp đồng hợp tác

    Thành viên trong hợp đồng hợp tác có các quyền và nghĩa vụ như sau:

    – Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.

    – Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.

    – Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.

    – Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

    Nội dung của thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác

    Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

    Nội dung của hợp đồng hợp tác bao gồm:

    – Mục đích, thời hạn hợp tác;

    – Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;

    – Tài sản đóng góp, nếu có;

    – Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;

    – Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;

    – Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;

    – Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;

    – Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;

    – Điều kiện chấm dứt hợp tác.

    Nội dung mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác sẽ bao gồm những mục sau đây: Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu thông báo; Tên, địa chỉ, điện thoại, đại diện theo pháp luật, fax, mã số thuế… của Công ty nơi nhận thông báo; Nêu rõ căn cứ để viết thông báo;

    Lý do viết thông báo: Thông báo về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng…; Lý do làm căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng: Nêu rõ những hành vi mà bên vi phạm đã cố ý thực hiện làm vi phạm hợp đồng, không có thiện chí giải quyết vấn đề triệt để…; Đưa ra yêu cầu mong muốn; Người lập bản thông báo ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có.

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác

    Hiện nay không có quy định về mẫu chung đối với hợp đồng hợp tác do vậy quý độc giả có thể tham khảo Mẫu thông báo chấp dứt hợp đồng hợp tác dưới đây:

    TÊN CÔNG TY1

    Số: …/TB

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                            ……, ngày….tháng….năm…

    THÔNG BÁO

    (V/v Chấm dứt hợp đồng hợp tác)

    Kính gửi: – Ông/bà …………

                    – Công ty (trường hợp đối tác là tổ chức, doanh nghiệp)

    Chúng tôi Công ty: ……………………………………………………………

    MST:…………………………………………………………………………………

    Địa chỉ trụ sở:……………… ……………..Điện thoại liên hệ: ……………………

    Người đại diện theo pháp luật: Ông/bà:………………………………………….

    Là Bên ….. trong hợp đồng hợp tác số …/HĐ ký với Ông/bà/Quý công ty ngày … tháng …. năm …..

    Xét rằng:

    – Căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

    – Căn cứ Hợp đồng hợp tác số …..  đã ký ngày …/…/…. Giữa …… và ………tại…..

    Chúng tôi xin thông báo tới Ông/bà/Quý công ty nội dung sau:

    – Chúng tôi quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác…… với quý công ty.

    – Các quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận giữa các bên theo hợp đồng sẽ chấm dứt kể từ ngày …./…./…..

    Lý do chấm dứt hợp đồng: ……………………………………………………

    Trước khi chấm dứt hợp đồng Ông/bà/Quý công ty có nghĩa vụ:

    …………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………

    Trên tinh thần thiện chí trong kinh doanh chúng tôi vẫn lắng nghe ý kiến từ Quý công ty. Vui lòng phản hồi lại thông báo của chúng tôi trước ngày…/…/….

    Nơi nhận:

    –Như trên,

    -Phòng HCHS, Phòng KT.

    – Lưu VT./.

    Người đại diện theo pháp luật/ Chức danh

    (Ký, đóng dấu)

    Tải download Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác

    Download Tại Đây

    Tổ hợp tác khi chấm dứt hoạt động có cần thông báo với cơ quan nhà nước không?

    Theo Điều 14 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác cụ thể như sau:

    Điều 14. Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác

    1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:

    a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

    b) Mục đích hợp tác đã đạt được;

    c) Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;

    d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;

    e) Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.

    2. Vic chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phải được một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động (Mẫu I.03), kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.

    Như vậy, theo quy định nêu trên, khi tổ hợp tác chấm dứt hoạt động thì cũng phải thực hiện thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động. Thời hạn để thực hiện thông báo là trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động.

    Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác gửi cơ quan nhà nước

    Căn cứ theo Mẫu I.03 được ban hành kèm theo Nghị định 77/2019/NĐ-CP thì hiện nay Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác sẽ được thực hiện theo mẫu sau đây:

    TÊN TỔ HỢP TÁC
    ——-
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————
    Số: ………….….., ngày …. tháng năm ….

     

    THÔNG BÁO

    Về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác

    Kính gửi: Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn1

    Tên tổ hợp tác (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………………….

    Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………..

    Thông báo về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác như sau:

    Lý do chấm dứt hoạt động2: …………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………….

    Tổ hợp tác cam kết đã hoàn thành các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, tài sản và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này./.

     

    Các giấy tờ gửi kèm:
    – …………………….
    – …………………….
    – …………………….
    ĐẠI DIỆN CỦA TỔ HỢP TÁC
    (Ký, ghi rõ họ tên)3

    ___________________ 

    1. Ghi tên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ hợp tác hoạt động. Nếu tổ hợp tác hoạt động trên địa bàn nhiều xã thì ghi tên xã, phường, thị trấn nơi tổ hợp tác hoạt động chủ yếu.
    2. Tổ hợp tác ghi lý do chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo Điều 512 của Bộ luật dân sự và Điều 14 của Nghị định về tổ hợp tác.
    3. Người đại diện của Tổ hợp tác ký trực tiếp vào phần này.

    Tải (Download) Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác gửi cơ quan nhà nước

    Tải Về Tại Đây

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *