Mẫu quyết định xử phạt hành chính 2024 mới nhất

Mẫu quyết định xử phạt hành chính 2024 mới nhất gồm những nội dung gì? Cùng Đại Lý Thuế Gia Lộc tìm hiểu và giải đáp qua bài viết nhé.

Mẫu quyết định xử phạt hành chính 2024 mới nhất gồm những nội dung gì? Cùng Đại Lý Thuế Gia Lộc tìm hiểu và giải đáp qua bài viết nhé.

Mẫu quyết định xử phạt hành chính 2024 mới nhất

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một loại mẫu quyết định ghi nhận bằng văn bản do người có thẩm quyền dùng để thực hiện việc áp dụng các chế tài để xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân hoặc tổ chức có hành vi về vi phạm hành chính.

Hiện nay, hầu hết chúng ta đều đã được nghe qua vềmẫu quyết định xử phạt hành chính, bởi đây là một loại mẫu văn bản được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong lĩnh vực về an ninh trật tự.

Theo đó, khách hàng vẫn chưa nắm rõ về quyết định xử phạt vi phạm hành chính được hiểu như thế nào?, mẫu quyết định xử phạt hành chính cụ thể ra sao?, mẫu quyết định xử phạt theo nghị định 97.

Sau đây, mời quý vị tham khảo nội dung bài viết sau đây của Đại Lý Thuế Gia Lộc để tìm ra lời giải đáp cho chính mình.

Mục lục

    Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?

    Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một loại mẫu quyết định ghi nhận bằng văn bản do người có thẩm quyền dùng để thực hiện việc áp dụng các chế tài để xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân hoặc tổ chức có hành vi về vi phạm hành chính.

    Mẫu quyết định xử phạt hành chính

    Mẫu quyết định xử phạt hành chính cần có những nội dung cơ bản trong mẫu quyết định như sau:

    – Phần quốc hiệu, tiêu ngữ được trình bày viết trên cùng trang giấy chiếm 2/3 trang. Phần còn lại chiếm 1/3 trang tên cơ quan ra quyết định xử phạt hành chính có thẩm quyền, số của quyết định được ghi ngay dưới nội dung tên cơ quan có thẩm quyền

    – Ngày tháng năm và địa danh nơi ra quyết định xử phạt hành chính trên

    – Tên quyết định là:

    “QUYẾT ĐỊNH

    Xử phạt vi phạm hành chính”

    – Căn cứ để ra quyết định xử phạt này: quy định pháp luật, thẩm quyền giao quyền xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định, hiện đang giữ chức vụ gì?

    – Nội dung quyết định

    + Điều 1: xử phạt hình thức nào? Đối với cá nhân hay tổ chức? ghi rõ thông tin của cá nhân hoặc tổ chức bao gồm:

    Ghi rõ thông tin của người vi phạm hành chính nếu là cá nhân và bị ra quyết định áp dụng xử phạt: họ tên, giới tính nào?, ngày tháng năm sinh?, có quốc tịch gì?, nghề nghiệp?, nơi ở hiện tại, Số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, ngày cấp và nơi cấp cụ thể

    Tên tổ chức vi phạm nếu là tổ chức và các thông tin liên quan: tên của tổ chức, nới đăng ký trụ sở chính, mã số doanh nghiệp, số chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương, ngày cấp và nơi cấp, người hiện đang là đại diện theo pháp luật, có chức danh như thế nào?, giới tính cụ thể

    Đã có những hành vi vi phạm hành chính như thế nào? Được quy định tại điểm, khoản, điều thuộc nghị định nào? Có mức xử phạt cụ thể ra sao?

    Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

    Tổng số tiền phạt chung: ghi bằng chữ và số

    Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp ngăn chặn đảm bảo, khắc phục hậu quả

    Thời gian thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung là bao nhiêu ngày, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong bao nhiêu ngày? tính từ khi nhận được quyết định này.

    Các chi phí mà cá nhân tổ chức phải trả để khắc phục hậu quả: mức bằng số và bằng chữ

    Điều 2: Hiệu lực thi hành

    Điều 3: Quyết định này giao cho ai, là cá nhân vi phạm yêu cầu thực hiện việc chấp hành việc nộp phạt tại chỗ.

    Nếu không nộp tiền tại chỗ thì chủ thể có thể đến tại……. để nộp tiền hoặc nộp qua số tài khoản ngân hàng trong vòng 10 ngày tính từ khi nhận được quyết định này

    Thời gian mà thực hiện về hình thức phạt bổ sung cụ thể là ngày tháng năm nào?

    Nếu không thực hiện việc nộp phạt và thực hiện các hình thức bổ sung trong vòng….ngày thì sẽ bị cưỡng chế thi hành

    Để đảm bảo việc thi hành quyết định này thì ông/bà bị tạm giữ phương tiện/ giấy tờ….

    Ông/bà có quyền được khiếu nại hay khởi kiện hành chính theo quy định phát luật

    Gửi cho đơn vị, cơ quan nào để thu tiền phạt, để thực hiện, để biết.

    – Nơi nhận

    – Người ra quyết định xử phạt trên ghi rõ họ tên và chức vụ cụ thể

    – Người vi phạm hoặc người đã nhận quyết định này lúc…thời gian nào? Ký và ghi rõ họ tên.

    Tải (Download) mẫu Quyết định xử phạt hành chính

    Download Tại Đây

    Mẫu quyết định xử phạt hành chính theo nghị định 97

    Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã hết hạn và được thay thế bằng Nghị định 118/2021/NĐ-CP, có quy định 2 mẫu cụ thể về mẫu quyết định xử phạt hành chính đối với trường hợp không lập biên bản và có lập biên bản

    Theo đó, trong nội dung của mẫu quyết định này có các nội dung cụ thể như sau:

    Đối với mẫu quyết định xử phạt hành chính lập theo thủ tục xử phạt không lập biên bản

    – Phần quốc hiệu, tiêu ngữ được trình bày viết trên cùng trang giấy chiếm 2/3 trang. Phần còn lại chiếm 1/3 trang tên cơ quan ra quyết định xử phạt hành chính có thẩm quyền, số của quyết định được ghi ngay dưới nội dung tên cơ quan có thẩm quyền

    – Ngày tháng năm và địa danh nơi ra quyết định xử phạt hành chính trên

    – Tên quyết định là:

    QUYẾT ĐỊNH

    Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản*”

    – Căn cứ để ra quyết định xử phạt này: quy định pháp luật, thẩm quyền giao quyền xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định, hiện đang giữ chức vụ gì?

    – Nội dung quyết định

    Điều 1: Quyết định xử phạt hành vi về vi phạm hành chính được lập theo thủ tục xử phạt không lập biên bản đối với ai?

    Ghi rõ thông tin của người vi phạm hành chính nếu là cá nhân và bị ra quyết định áp dụng xử phạt: họ tên, giới tính nào?, ngày tháng năm sinh?, có quốc tịch gì?, nghề nghiệp?, nơi ở hiện tại, Số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, ngày cấp và nơi cấp cụ thể

    Tên tổ chức vi phạm nếu là tổ chức và các thông tin liên quan: tên của tổ chức, nới đăng ký trụ sở chính, mã số doanh nghiệp, số chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương, ngày cấp và nơi cấp, người hiện đang là đại diện theo pháp luật, có chức danh như thế nào?, giới tính cụ thể

    Hành vi mà chủ thể vi phạm hành chính cụ thể ?

    Quy định tại điểm, điều, khoản nào? Nơi xảy ra hành vi vi phạm? các tình tiết liên quan cụ thể (nếu có)

    Điều 2: Các hình thức được áp dụng xử phạt và biện pháp để khắc phục hậu quả:

    Hình thức xử phạt: phạt tiền,….

    Mức xử phạt là:? Triệu đồng/ đồng…..

    Ghi mức xử phạt cụ thể bằng chữ

    Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có): cụ thể như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3 tháng

    Hình thức khắc phục hậu quả:

    Điều 3: Quyết định có hiệu lực từ ngày:……

    Điều 4: Quyết định này giao cho ai, là cá nhân vi phạm yêu cầu thực hiện việc chấp hành việc nộp phạt tại chỗ.

    Nếu không nộp tiền tại chỗ thì chủ thể có thể đến tại……. để nộp tiền hoặc nộp qua số tài khoản ngân hàng trong vòng 10 ngày tính từ khi nhận được quyết định này

    Thời gian mà thực hiện về hình thức phạt bổ sung cụ thể là ngày tháng năm nào?

    Nếu không thực hiện việc nộp phạt và thực hiện các hình thức bổ sung trong vòng….ngày thì sẽ bị cưỡng chế thi hành

    Để đảm bảo việc thi hành quyết định này thì ông/bà bị tạm giữ phương tiện/ giấy tờ….

    Ông/bà có quyền được khiếu nại hay khởi kiện hành chính theo quy định phát luật

    Gửi cho đơn vị, cơ quan nào để thu tiền phạt, để thực hiện, để biết.

    – Nơi nhận

    – Người ra quyết định xử phạt trên ghi rõ họ tên và chức vụ cụ thể.

     Đối với mẫu quyết định xử phạt hành chính lập theo thủ tục xử phạt biên bản

    – Phần quốc hiệu, tiêu ngữ được trình bày viết trên cùng trang giấy chiếm 2/3 trang. Phần còn lại chiếm 1/3 trang tên cơ quan ra quyết định xử phạt hành chính có thẩm quyền, số của quyết định được ghi ngay dưới nội dung tên cơ quan có thẩm quyền

    – Ngày tháng năm và địa danh nơi ra quyết định xử phạt hành chính trên

    – Tên quyết định là:

    QUYẾT ĐỊNH

    Xử phạt vi phạm hành chính”

    – Căn cứ để ra quyết định xử phạt này: quy định pháp luật, thẩm quyền giao quyền xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định, hiện đang giữ chức vụ gì?

    – Nội dung quyết định

    + Quyết định xử phạt hành vi về vi phạm hành chính được lập theo thủ tục xử phạt không lập biên bản đối với ai?

    Ghi rõ thông tin của người vi phạm hành chính nếu là cá nhân và bị ra quyết định áp dụng xử phạt: họ tên, giới tính nào?, ngày tháng năm sinh?, có quốc tịch gì?, nghề nghiệp?, nơi ở hiện tại, Số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, ngày cấp và nơi cấp cụ thể

    Tên tổ chức vi phạm nếu là tổ chức và các thông tin liên quan: tên của tổ chức, nơi đăng ký trụ sở chính, mã số doanh nghiệp, số chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương, ngày cấp và nơi cấp, người hiện đang là đại diện theo pháp luật, có chức danh như thế nào?, giới tính cụ thể

    + Hành vi vi phạm hành chính cụ thể ?

    Quy định tại điểm, điều, khoản nào? Nơi xảy ra hành vi vi phạm? các tình tiết liên quan cụ thể (nếu có)

    + Các tình tiết tăng nặng nếu có

    Các tình tiết giảm nhẹ

    + Các biện pháp xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

    Hình thức xử phạt: phạt tiền,….

    Mức xử phạt là:? Triệu đồng/ đồng…..

    Ghi mức xử phạt cụ thể bằng chữ

    Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có): cụ thể như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3 tháng

    Hình thức khắc phục hậu quả:

    Thời gian để thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là trong vòng bao nhiêu ngày?, tính từ ngày chủ thể vi phạm nhận được quyết định xử phạt này.

    Các chi phí để tổ chức thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm

    Số tiền mà chủ thể phải chi trả gồm:………..

    Ghi bằng chữ:………………………………. Cho cơ quan mà đã thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật

    Điều 2: Hiệu lực thi hành tính từ khi…..

    Điều 3: Quyết định này giao cho người vi phạm là …………………………

    Nếu chủ thể vi phạm mà không nộp tiền phạt trực tiếp thì phải nộp tiền thông qua số tài khoản của…………….. hoặc nộp tại  địa điểm…………………….trong thời gian là ?ngày tính từ khi nhận được quyết định xửu phạt

    Ông/bà có quyền được khiếu nại hay khởi kiện hành chính theo quy định phát luật

    Gửi cho đơn vị, cơ quan nào để thu tiền phạt, để thực hiện, để biết.

    – Nơi nhận

    – Người ra quyết định xử phạt trên ghi rõ họ tên và chức vụ cụ thể.

    Tải (Download) mẫu Quyết định xử phạt hành chính theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP

    Download Tại Đây

    Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên nguyên tắc nào?

    Căn cứ tại Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên nguyên tắc sau:

    – Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.

    – Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

    – Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

    – Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

    Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

    – Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

    – Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

    – Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.

    Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu quyết định xử phạt hành chính và câu trả lời cho những câu hỏi quyết định xử phạt vi phạm hành chính được hiểu như thế nào?, mẫu quyết định xử phạt hành chính cụ thể ra sao?, mẫu quyết định xử phạt theo nghị định 97. Mọi thắc mắc liên quan đến quan đến bài viết trên mời quý vị lien hệ qua tổng đài 1900 6557 để được tư vấn nhanh nhất.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *