Mẫu phiếu khảo sát sinh viên mới nhất
Để có thêm thông tin về Mẫu phiếu khảo sát sinh viên, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này.
Mẫu phiếu khảo sát sinh viên mới nhất
Tương tự như các lĩnh vực khác, phiếu khảo sát được sử dụng phổ biến, trong lĩnh vực giáo dục có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lượng đào tạo từ nhiều đối tượng khác nhau, chẳng hạn như chuyên gia, sinh viên, giáo viên,…
Việc đánh giá ưu điểm, nhược điểm của đơn vị, công ty, doanh nghiệp mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển, khắc phục hạn chế tồn tại. Tuy nhiên, việc đánh giá cần thực sự khách quan, tin cậy, do đó người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp đánh giá thông qua mẫu phiếu khảo sát. Vậy, trong lĩnh vực giáo dục, phiếu khảo sát có được ứng dụng phổ biến không.
Để tìm hiểu thêm, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Mẫu phiếu khảo sát sinh viên dưới đây.
Khái quát chung về phiếu khảo sát
Khảo sát là phương pháp truyền thống, tuy nhiên giúp các người tiến hành khảo sát thu thập được ý kiến khách hàng tương đối chính xác và đáng tin cậy. Khảo sát thường được thực hiện thông qua phiếu khảo sát. Đó là việc người tiến hành khảo sát sử dụng hệ thống các câu hỏi hay gọi là bảng hỏi để thu thập dữ liệu trong phạm vi rộng.
Phương pháp sử dụng mẫu phiếu khảo sát phù hợp khi dữ liệu thu thập có các đặc điểm sau:
– Dữ liệu cần thu thập nằm rải rải ở từng đối tượng;
– Dữ liệu có sự khác biệt giữa các đối tượng;
– Dữ liệu thu thập từ các đối tượng là đáng tin cậy;
– Dữ liệu thu thập trên diện rộng.
Tương tự như các lĩnh vực khác, phiếu khảo sát được sử dụng phổ biến, trong lĩnh vực giáo dục có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lượng đào tạo từ nhiều đối tượng khác nhau, chẳng hạn như chuyên gia, sinh viên, giáo viên,…
Từ các dữ liệu thu thập được từ phiếu khảo sát, giúp Nhà trường có được sự đánh giá đa dạng, khách quan, tin cậy từ các đối tượng. Từ đó, điều chỉnh chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, … sao cho phù hợp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Trong đó, sinh viên là đối tượng chủ yếu được các nhà quản lý giáo dục hướng đến khi thực hiện khảo sát. Bởi sinh viên là đối tượng chịu tác động trực tiếp và thụ hưởng hoạt động đào tạo của Nhà trường. Có thể khẳng định rằng, ý kiến của sinh viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mời quý bạn đọc tham khảo mẫu phiếu khảo sát sinh viên dưới đây của chúng tôi.
Mẫu phiếu khảo sát sinh viên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC…….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho sinh viên đã tốt nghiệp)
Thân gửi Anh/Chị cựu sinh viên của trường!
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, tăng tỷ lệ việc làm phù hợp với ngành đào tạo và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, Trường Đại học………………………………tổ chức khảo sát về tình hình việc làm của cựu sinh viên tốt nghiệp. Nhà trường trân trọng đề nghị Anh/Chị cung cấp thông tin theo các nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp hoặc điền thông tin vào các khoảng trống.
Chúng tôi đảm bảo các thông tin cá nhân trong Phiếu khảo sát hoàn toàn được bảo mật.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên: ……………………………………………………………………
2. Sinh ngày: …………………………………………………………………… | |||||
3. Giới tính: | Nam ☐ | Nữ ☐ | |||
4. Khóa học:…………… | Bậc học:…………… | Năm tốt nghiệp:………. | |||
5. Ngành học: …..…………… | Chuyên ngành: …………………………… |
6. Xếp loại tốt nghiệp: …………………………………………………………..
7. Điện thoại: …………………………………………………………………………………….
8. Email: …………………………………………………………………………………………..
9. Hiện nay Anh/Chị đã có việc làm như thế nào (kể cả công việc tự tạo lập)?
(tính đến thời điểm khảo sát)
A. Đã từng có việc | ☐ | C. Đang tìm việc | ☐ | E. Đang học thêm | ☐ |
B. Đang có việc làm | ☐ | D. Chưa có ý định tìm việc | ☐ |
II. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
1. Công việc bạn đã từng làm hoặc đang làm sau khi tốt nghiệp có đúng với ngành bạn được đào tạo không?
A. Đúng ngành đào tạo | ☐ | B. Trái ngành đào tạo | ☐ |
2. Nếu không phù hợp với ngành được đào tạo tại sao Anh/Chị lại chấp nhận làm công việc này?(Có thể chọn nhiều phương án)
A. Không tìm được việc đúng chuyên môn | ☐ | C. Mức lương hấp dẫn | ☐ |
B. Làm tạm thời trong lúc tìm được việc phù hợp | ☐ | D. Thích công việc này | ☐ |
3. Sau thời gian bao lâu kể từ ngày tốt nghiệp, bạn tìm được công việc đầu tiên?
A. Có việc làm ngay | ☐ | C. Từ 6 đến 12 tháng | ☐ |
B. Dưới 6 tháng | ☐ | D. Sau 12 tháng | ☐ |
4. Anh/chị tiếp cận các thông tin tuyển dụng thông qua các kênh nào?
(Có thể chọn nhiều phương án)
A. Do Trường giới thiệu | ☐ | D. Tự tạo việc làm | ☐ |
B. Hội chợ, Trung tâm giới thiệu việc làm | ☐ | E. Thông qua quảng cáo | ☐ |
C. Bạn bè, người quen giới thiệu | ☐ |
5. Cơ quan Anh/Chị thuộc loại hình tổ chức nào?
A. Nhà nước | ☐ | C. Tư nhân | ☐ | E.Loại hình khác | ☐ |
B. Liên doanh | ☐ | D. Nước ngoài | ☐ |
6. Mức thu nhập bình quân/tháng của anh/chị từ công việc:
A. Dưới 5 triệu | ☐ | B. Từ 5 triệu đến dưới 10.000.000 | ☐ | C. Trên 10 triệu | ☐ |
7. Anh chị chưa tìm được việc làm do nguyên nhân nào sau đây:
(Có thể chọn nhiều phương án)
A. Thiếu thông tin tuyển dụng | ☐ | D. Trình độ ngoại ngữ chưa phù hợp | ☐ |
B. Chưa đáp ứng đủ về kiến thức | ☐ | E. Trình độ vi tính chưa phù hợp | ☐ |
C. Chưa đủ kinh nghiệm làm việc | ☐ | F. Thiếu mối quan hệ | ☐ |
G. Khác (cụ thể): ………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………. |
8. Theo anh (chị), những kiến thức và kỹ năng được đào tạo ở nhà trường có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc hiện nay mà anh (chị) đảm nhận không?
A. Ứng dụng cao | ☐ | C. Ứng dụng không cao | ☐ |
B. Bình thường | ☐ | D. Không ứng dụng | ☐ |
9. Sau khi tốt nghiệp, anh (chị) có tham gia các khóa đào tạo về kiến thức, kỹ năng nào không?
A. Không | ☐ | B. Có | ☐ |
Nếu có, anh (chị) vui lòng liệt kê các chương trình mà anh (chị) đã hoặc dự kiến tham gia:
…………………………………………………………………………………………………………
10. Theo Anh (Chị), sinh viên sau khi tốt nghiệp cần phải chú trọng nâng cao những kỹ năng nào?(Có thể chọn nhiều phương án)
A. Kỹ năng văn phòng (Soạn thảo, nghiên cứu hồ sơ,…) | ☐ | D. Kỹ năng làm việc nhóm | ☐ |
B. Kỹ năng giao tiếp | ☐ | E. Kỹ năng làm việc độc lập | ☐ |
C. Ngoại ngữ | ☐ | F. Tin học | ☐ |
Các kỹ năng khác:
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
11. Theo Anh (Chị) những giải pháp nào sau đây giúp sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm?
– Cần có sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình xây dựng CTĐT | ☐ |
– Liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo | ☐ |
– Thường xuyên tổ chức ngày hội việc làm | ☐ |
– Tăng thêm tỷ lệ giờ học thảo luận, thực tập tại doanh nghiệp | ☐ |
– Bổ sung các ghi khóa đào tạo kỹ năng mềm | ☐ |
– Các giải pháp khác (rõ): ………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………. |
|
12. Ý kiến đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả đào tạo của trường:
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
……………………., ngày ….. tháng …… năm 20… |
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP |
Qua bài viết Mẫu phiếu khảo sát sinh viên, ta thấy được rằng việc đánh giá nhằm năng cao chất lượng đào tạo có ý nghĩa lớn đối với hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, phụ thuộc vào các đối tượng khác nhau, người nghiên cứu cần xây dựng bảng hỏi phù hợp để khai thác có hiệu quả, chính xác và đáp ứng được mục đích khảo sát.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc