Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập
Để giúp Quý vị tạo được ấn tượng ngay từ phần đầu của báo cáo thực tập, chúng tôi chia sẻ Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập qua bài viết.
Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập
Đối với các báo cáo thực tập, nhà trường sẽ có các quy định khác nhau về nội dung và hình thức. Để đạt được điểm số cao, bạn đọc cần theo sát cấu trúc mà nhà trường quy định.
Thực tập là một hoạt động nhằm giúp học sinh, sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Xuất phát từ vai trò của mình, thực tập đã trở thành nội dung bắt buộc đối với chương trình giáo dục nghề nghề nghiệp đến giáo dục đại học. Báo cáo thực tập là khâu cuối cùng mà học sinh, sinh viên cần hoàn thành trong quá trình thực tập.
Bài viết mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập sẽ giúp bạn đọc hoàn thành nhiệm vụ này một cách tốt nhất.
Báo cáo thực tập là gì?
Báo cáo thực tập là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và bài học trong quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một cơ quan, hay doanh nghiệp.
Do đó, để có thể tốt nghiệp đạt kết quả cao, báo cáo thực đóng vai trò không nhỏ. Chính vì vậy, các bạn cần ghi chép một cách đầy đủ, chính xác, đồng thời cho thấy được những kỹ năng, trải nghiệm và bài học mà mình đã tiếp thu được trong quá trình thực tập.
Vai trò của lời mở đầu trong báo cáo thực tập
Lời mở đầu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp đại học có vai trò rất quan trọng để giới thiệu về báo cáo của bạn và thu hút sự quan tâm của người đọc.
Đầu tiên, lời mở đầu giúp bạn trình bày mục đích và phạm vi của báo cáo của bạn. Bằng cách này, người đọc có thể hiểu được những gì bạn sẽ bàn luận trong báo cáo của mình và chủ đề nghiên cứu của bạn.
Thứ hai, lời mở đầu cũng giúp bạn giới thiệu về chính mình và đưa ra các thông tin quan trọng về vị trí thực tập, tên công ty, thời gian thực tập và các nhiệm vụ đã được giao. Điều này giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về bối cảnh và khả năng của bạn trong quá trình thực tập.
Cuối cùng, lời mở đầu cũng giúp bạn đưa ra những lời cảm ơn đến các giảng viên, cố vấn và những người đã hỗ trợ bạn trong quá trình thực tập và viết báo cáo. Điều này tạo ra một ấn tượng tốt và cho thấy sự tôn trọng của bạn đối với những người đã giúp đỡ bạn.
Tóm lại, lời mở đầu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp đại học là một phần quan trọng để giới thiệu báo cáo của bạn và thu hút sự quan tâm của người đọc. Nó cũng cung cấp thông tin quan trọng về bối cảnh và khả năng của bạn trong quá trình thực tập và viết báo cáo.
Cấu trúc báo cáo thực tập
Đối với các báo cáo thực tập, nhà trường sẽ có các quy định khác nhau về nội dung và hình thức. Để đạt được điểm số cao, bạn đọc cần theo sát cấu trúc mà nhà trường quy định. Từ đó xây dựng dàn bài báo cáo thực tập sao cho hợp lý, logic, phù hợp với từng đề tài và chuyên ngành.
Thông thường, báo cáo thực tập thường có các phần sau:
– Lời mở đầu báo cáo thực tập
Lời mở đầu báo cáo thực tập được đánh giá là vô cùng quan trọng, bởi chúng sẽ tạo được ấn tượng đẹp với giảng viên. Bên cạnh đó, báo cáo thực tập cũng cho người đọc thấy được nội dung, phạm vi kiến thức được nói đến trong bài báo cáo thực tập.
Lời mở đầu báo cáo thực tập thường bao gồm các nội dung sau:
+ Lý do chọn đề tài;
+ Mục tiêu nghiên cứu;
+ Phạm vi nghiên cứu;
+ Phương pháp nghiên cứu;
+ Cấu trúc đề tài.
Trên thực tế, không có mẫu lời mở đầu báo cáothực tập cụ thể tránh sự trùng lặp và thụ động.
– Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập
Trong phần này, tác giả cần nêu được các thông tin cơ bản về cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mà mình thực tập, bao gồm:
+ Tên, địa chỉ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;
+ Lịch sử hình thành và phát triển;
+ Cơ cấu tổ chức;
+ Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động.
– Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Nêu các kiến, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình thực tập.
– Chương 3: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Trong phần này, tác giả cần trình bày cụ thể, chi tiết quá trình thực tập, nghiên cứu. Tiến hành phân tích và xử lý số liệu, từ đó đưa ra kết luận về những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu.
– Chương 4: Đề xuất, kiến nghị
Từ những kết quả thu được, người thực tập đưa ra được kết luận cụ thể. Nhờ vào đó, đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện đối vấn đề nghiên cứu tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó.
Cách viết lời mở đầu báo cáo thực tập
Như đã nói, thực tế không có mẫu lời mở đầu báo cáothực tập nhằm kích thích sự sáng tạo, chủ động của học sinh, sinh viên. Để viết lời mở đầu báo cáo thực tập, bạn đọc cần trả lời các câu hỏi như:
+ Tại sao bạn lại chọn đề tài này?
+ Mục tiêu nghiên cứu đề tài là gì?
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài như thế nào?
+ Để nghiên cứu đề tài, bạn sử dụng các phương pháp nghiên cứu nào?
+ Cấu trúc đề tài như thế nào?
Câu trả lời của các câu hỏi trên là chất liệu cơ bản để hình thành lời mở đầu báo cáo thực tập. Trên cơ sở đó, người viết hoàn thiện lời mở đầu báo cáo thực tập phụ thuộc vào yêu cầu cấu trúc của nhà trường. Bạn đọc có thể viết liền mạch thành một đoạn văn một cách ngắn gọn, xúc tích mà đủ ý. Hoặc tách nhỏ các ý trên thành các tiểu mục nhỏ.
Mẫu lời mở đầu báo cáo
Mời bạn đọc tham khảo mẫu lời mở đầu báo cáo dưới đây:
MỞ ĐẦU
+ Lý do chọn đề tài
Xã hội phát triển, sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới đã hình thành nên quan điểm, lối sống mới trong xã hội. Các lễ giáo phong kiến đã dần bị xóa bỏ khỏi đời sống con người, mỗi người trong xã hội hiện đại ngày càng có mong muốn mưu cầu hạnh phúc lớn hơn, chính vì lẽ đó mọi người đã có những cái nhìn tích cực hơn đối với vấn đề ly hôn. Bằng chứng là số vụ án ly hôn những năm gần đây tăng nhanh chóng, năm sau lớn hơn năm trước. Để tìm hiểu thực trạng ly hôn trên địa bàn, nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn cũng như thực trạng giải quyết ly hôn tại Tòa án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng ly hôn trên địa bàn huyện (tỉnh)”.
+ Mục đích nguyên cứu
Phân tích đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án ly hôn, đề xuất các phương án góp phần nâng cao hiệu quả việc giải quyết các vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.
+ Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: nghiên cứu trên địa bàn huyện thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 14/10/2021 đến ngày 17/11/2021.
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề xung quanh việc ly hôn tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
+ Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo dựa trên cơ sở thực tế, các vụ việc xảy ra tại địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Để nghiên cứu hoàn thiện nội dung , bài viết đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
(i) Phương pháp phân tích số liệu theo mục tiêu
(ii) Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành.
(iii) Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
(iv) Phương pháp điều tra phỏng vấn.
(v) Phương pháp quan sát thống kê.
(vi) Phương pháp thu thập so sánh thông tin.
+ Cấu trúc báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo báo cáo gồm các nội dung sau:
Chương 1: Quy định pháp luật về ly hôn
Chương 2: Thực trạng ly hôn tại địa bàn thành phố Lạng Sơn và thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Lạng Sơn.
Với những thông tin nêu trong bài viết mẫu lời mở đầu báo cáothực tập, chúng tôi mong rằng bạn đọc đã xây dựng được định hướng góp phần hoàn thiện bài báo cáo thực tập một cách tốt nhất và đạt điểm số cao. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc