Mẫu hợp đồng xây lắp mới nhất năm 2024
Để có thêm thông tin khi thực hiện Mẫu hợp đồng xây lắp mới nhất, Quý độc giả đừng vội bỏ qua nội dung bài viết này của chúng tôi.
Mẫu hợp đồng xây lắp mới nhất năm 2024
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Từ trước tới nay, hoạt động xây lắp hay hoạt động xây dựng là một hoạt động rất phổ biến. Thông thường khi tiến hành hoạt động xây dựng thì các bên thường giao kết hợp đồng xây dựng.
Cần lưu ý những nội dung gì khi soạn thảo loại hợp đồng này? Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thể nắm rõ về vấn đề này thông qua bài viết Mẫu hợp đồng xây lắp mới nhất.
>>>>> Tham khảo bài viết: Hợp đồng là gì?
Hợp đồng xây lắp là gì?
Hợp đồng xây lắp hay còn gọi là hợp đồng xây dựng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định: “ Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.”
Từ quy định trên ta có thể hiểu hợp đồng xây dựng một loại hợp đồng dân sự. Hợp đồng xây dựng được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản, dùng để ghi nhận sự thỏa thuận của bên giao thầu và bên nhận thầu nhằm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Điểm khác với các loại hợp đồng khác thì hợp đồng xây dựng có chủ thể là bên giao thầu và bên nhận thầu. Căn cứ theo điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định bên giao thầu và bên nhận thầu như sau:
“ Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.”.
Hợp đồng xây lắp tiếng Anh là gì?
Hợp đồng xây lắp tiếng Anh được gọi là “Construction Contract” hoặc “Engineering and Construction Contract” (ECC) là một hợp đồng pháp lý giữa các bên để thực hiện các hoạt động xây dựng và lắp đặt. Hợp đồng này thường được sử dụng trong các dự án xây dựng, công trình lớn, dự án hạ tầng và các công trình khác.
Hợp đồng xây lắp tiếng Anh thường bao gồm các thông tin như:
Thông tin của các bên liên quan, bao gồm tên, địa chỉ và các thông tin liên lạc khác.
Mô tả về phạm vi công việc, bao gồm các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và điều kiện của dự án.
Thời gian thực hiện công việc và các điều khoản về tiến độ.
Mức độ bảo vệ và các trách nhiệm của các bên về rủi ro, thiệt hại và bồi thường.
Các điều kiện về thanh toán và các khoản thanh toán phụ.
Điều kiện và thủ tục thanh lý hợp đồng.
Các điều khoản về pháp lý và các luật liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng xây lắp tiếng Anh là một phần quan trọng trong việc quản lý dự án xây dựng và đảm bảo các bên thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật để hoàn thành công việc.
Những nội dung cần có trong hợp đồng xây lắp
Như đã đề cập trên hợp đồng xây lắp là hợp đồng dân sự ghi nhận sự thỏa thuận của bên bên giao thầu và bên nhận thầu, do đó nội dung của hợp đồng là do các bên thỏa thuận và quyết định. Tuy nhiên để đáp ứng tính đầy đủ, hợp lý thì hợp đồng xây lắp cần có những nội dung như sau:
+ Phần đầu tiên là phần Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Tên Hợp đồng
+ Căn cứ: Thông thường căn cứ gồm: Bộ luật dân sự 2015; Luật Xây dựng 2014; căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên…
+ Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng: Ví dụ Hôm nau ngày 02 tháng 08 năm 2022 tại Công ty…
+ Thông tin của các bên trong hợp đồng.
Thông thường thông tin của các bên là thông tin về doanh nghiệp gồm có: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, tên và chức vụ của người đại diện…
+ Các điều khoản trong hợp đồng gồm có các điều khoản như: Khối lượng công việc; tiến độ thực hiện; Chất lượng công trình; Giá trị hợp đồng; Điều khoản thanh toán; Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại; Điều khoản phạt vi phạm tiến độ; điều khoản về nghiệm thu công trình; Điều khoản về giải quyết tranh chấp…
+ Các bên ký tên và đóng dấu vào hợp đồng: lưu ý rằng người đại diện theo pháp luật là người có thẩm quyền ký vào hợp đồng và hợp đồng xây dựng bắt buộc phải lập thành văn bản.
Mẫu hợp đồng xây lắp mới nhất
Quý vị có thể tham khảo mẫu hợp đồng xây lắp mới nhất chúng tôi chia sẻ dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật Xây dựng 2014;
– Căn cứ Giấy phép xây dựng của khách hàng số:…
Hôm nay, ngày … tháng ….năm…., tại địa chỉ: ….
Hai bên gồm có:
BÊN THUÊ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở (sau đây gọi là Bên A)
Ông/bà: …………………………………………………………………………
Số CMTND/CCCD: …………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………………………………………………………..
BÊN NHẬN THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở (sau đây gọi là Bên B)
Tên công ty | :……………………………………………………….. |
Mã số thuế | :…………………………………………………… |
Địa chỉ trụ sở | :…………………………………………………… |
Người đại diện pháp luật | :…………………………………………………. |
Chức vụ | :……………………………………………………….. |
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng xây dựng này, trong đó, bên A đồng ý thuê bên B đảm nhận phần nhân công thi công xây dựng nhà ở tại địa chỉ… với các điều khoản như sau:
Điều 1. Nội dung công việc, đơn giá, tiến độ thi công, giá trị hợp đồng
1. Nội dung công việc
Bên B sẽ thực hiện các công việc xây dựng nhà ở từ khi bắt đầu tới khi hoàn thiện, bàn giao nhà cho bên A, gồm: Xây móng nhà (gia cố, ép cọc nếu có); làm bể nước ngầm; bể phốt; đổ cột; xây tường; đổ sàn đúng kỹ thuật (đúng độ dày theo các bên thoản thuận); làm cầu thang; chèn cửa; trát áo ngoài và trong; đắp phào chỉ, chiếu trần; trang trí ban công; ốp tường nhà tắm, nhà bếp; lát sàn trong phần xây dựng công trình; lắp đặt hoàn thiện phần điện, nước.
2. Đơn giá xây dựng
….
3. Tiến độ thi công
– Ngày bắt đầu thi công: từ ngày….
– Thời gian hoàn thiện kết thúc thi công, bàn giao công trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ vào ngày …., nếu chậm sẽ phạt 05 % giá trị hợp đồng.
4. Giá trị hợp đồng
Giá trị hợp đồng được xác định như sau:
Điều 2. Trách nhiệm của các bên
1. Trách nhiệm của Bên A
– Cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, số lượng; cung cấp điện, nước đến công trình; tạm ứng và thanh toán kịp thời;
– Cung cấp bản vẽ kỹ thuật công trình (nếu có bản vẽ) hoặc trình bày ý tưởng xây dựng để bên B thực hiện (có thể trình bày ra giấy để làm căn cứ nếu xây dựng không theo ý muốn hoặc có tranh chấp).
– Trực tiếp giám sát thi công về tiến độ (hoặc cử người giám giám sát), biện pháp kỹ thuật thi công về khối lượng và chất lượng, bàn giao nguyên liệu và xác nhận phần việc mới cho thi công tiếp;
– Thay mặt bên B (khi cần thiết) giải quyết các yêu cầu gấp rút trong quá trình thi công;
– Đình chỉ thi công nếu xét thấy không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động hoặc lãng phí vật tư.
2. Trách nhiệm của Bên B
– Chuẩn bị cốt pha và dàn giáo bảo đảm tiêu chuẩn, an toàn trong quá trình xây nhà (chi phí thuộc về bên B);
– Bảo bảo đủ thợ chính và thợ phụ trong quá trình xây dựng;
– Thi công theo thiết kế và các yêu cầu cụ thể của Bên A; đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu. Nếu làm sai, làm hỏng, lãng phí phải làm lại không tính tiền công và phải bồi hoàn vật liệu;
– Lập tiến độ thi công, biện pháp kỹ thuật an toàn và phải được sự nhất trí của bên A. Từng hạng mục công trình phải được bên A nghiệm thu mới được thi công tiếp;
– Đảm bảo thi công an toàn tuyệt đối cho người và công trình. Nếu có tai nạn xảy ra, bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Tự lo chỗ ăn, ở, sinh hoạt của công nhân, chấp hành các quy định về trật tư, an ninh, khai báo tạm trú;
– Bảo quản nguyên vật liệu bên A bàn giao và phương tiện, máy thi công;
– Khi đổ bê tông bên B phải đảm bảo bê tông phải được làm chắc bằng đầm rung;
– Bề mặt của tường, trần phải được trát phẳng, khi soi laser hoặc cán thước phải đảm bảo không nhìn rõ vết trát lồi lõm;
– Bảo hành công trình trong thời hạn ….. tháng, kể từ ngày được bên A nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nếu thấm tường, nứt tường, thấm sàn, nứt sàn bê tông thì bên B chịu trách nhiệm khắc phục, bên A không thanh toán số tiền bảo hành cho bên B;
Điều 3. Thanh toán
– Các đợt thanh toán dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu:
…………….
Điều 4. Cam kết thực hiện và giải quyết vướng mắc, tranh chấp
– Trong quá trình thi công nếu có vướng mắc, hai bên phải gặp nhau bàn bạc thống nhất để đảm bảo chất lượng công trình; nếu không thỏa thuận được các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xét thấy bên B không đảm bảo về năng lực tổ chức và trình độ tay nghề kỹ thuật như đã thoả thuận, bên A có quyền đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp đó bên B sẽ được thanh toán 40% theo khối lượng đã được nghiệm thu. Đối với phần phải tháo dỡ do không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ không được thanh toán tiền công và bên B phải bồi thường thiệt hại hư hỏng.
Điều 5. Thời hạn, giá trị hợp đồng
– Hợp đồng có giá trị từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng.
– Hợp đồng được lập thành hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên)
| ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên)
|
Trên đây là nội dung bài viết về Mẫu hợp đồng xây lắp mới nhất. Nếu có thắc mắc về vấn đề này bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc