Mẫu Hợp đồng ngoại thương mới nhất năm 2024

Bài viết “Mẫu Hợp đồng ngoại thương mới nhất năm 2024″ được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.

Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:

Mẫu Hợp đồng ngoại thương mới nhất năm 2024

Giao kết hợp đồng ngoại thương giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia sẽ giúp cân bằng hàng hóa trên thế giới, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân. Hợp đồng mua bán hàng hóa làm căn cứ ràng buộc, yêu cầu các bên phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đã […]

Giao kết hợp đồng ngoại thương giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia sẽ giúp cân bằng hàng hóa trên thế giới, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.

Hợp đồng mua bán hàng hóa làm căn cứ ràng buộc, yêu cầu các bên phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đã đặt ra. Đặc biệt, đối với mua bán hàng hóa quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp đến tên tuổi, uy tín của một quốc gia, vì thế hợp đồng càng cần phải được soạn thảo kỹ lưỡng.

Mẫu Hợp đồng ngoại thương chịu tác động trực tiếp của pháp luật quốc gia và quốc tế, cần phải phù hợp với rất nhiều quy định khác như về thuế, thủ tục hải quan…

Trong nội dung bài viết này, TBT Việt Nam sẽ giải đáp và đưa ra những vấn đề cơ bản của hợp đồng ngoại thương.

>>> Tham khảo: Tổng hợp mẫu hợp đồng mua bán mới nhất năm 2024

Mục lục

    Hợp đồng ngoại thương là gì?

    Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng mua bán giữa hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau được lập thành văn bản. Văn bản là các thỏa thuận về quyền, lợi ích, trách nhiệm của cả hai bên trong thời hạn thực hiện hợp đồng phù hợp với pháp luật hai quốc gia cũng như điều ước quốc tế mà hai nước tham gia.

    Đơn vị bán hàng trong hợp đồng ngoại thương được gọi là nhà xuất khẩu và đơn vị mua hàng trong hợp đồng ngoại thương được gọi là nhà nhập khẩu.

    Hợp đồng ngoại thương là loại hợp đồng rất phức tạp. So với các loại hợp đồng trong nước thì mẫu hợp đồng ngoại thương phức tạp hơn rất nhiều bởi nó có giá trị ở nhiều quốc gia, liên quan đến pháp luật nhiều nước cũng như các điều ước quốc tế.

    Bên cạnh đó, điểm nổi bật của hợp đồng ngoại thương là Chính phủ thường đại diện thay mặt các công ty giao kết hợp đồng để tạo ra sự thuận lợi giữa các quốc gia.

    Hợp đồng ngoại thương có 03 yếu tố mà các bên cần phải đáp ứng:

    – Hợp đồng ngoại thương được lập dựa trên cơ sở pháp luật vững chắc, không vi phạm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

    – Hợp đồng ngoại thương có hình thức, nội dung hợp pháp.

    – Hợp đồng ngoại thương được giao kết trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên.

    Hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau vì thế có giá trị ở nhiều quốc gia nên thường sẽ được quy định rất chi tiết, cụ thể.

    Việc quy định rõ ràng các quyền, trách nhiệm của mỗi bên trong thực hiện hợp đồng rất quan trọng, nó làm giảm thiểu tối đa những cạnh tranh, tranh chấp về lợi ích giữa các bên.

    Các bên tham gia hợp đồng ngoại thương phải nghiêm túc tuân thủ những nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng để việc thực hiện hợp đồng diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu các tranh chấp. Cụ thể là những nghĩa vụ:

    – Đối với bên xuất khẩu:

    + Đơn vị xuất khẩu phải thực hiện đúng việc giao hàng, hàng được giao phải đủ số lượng, chất lượng và thời gian theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

    + Việc giao hàng phải bao gồm việc giao các tài liệu liên quan đến hàng hóa như: tài liệu kiểm định chất lượng, tài phiếu xuất kho…

    + Chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa cho dơn vị nhập khẩu.

    – Đối với bên nhập khẩu:

    + Đơn vị nhập khẩu thực hiện nhận hàng, kiểm tra chất lượng số lượng hàng hóa.

    + Nếu bên bán không tuân thủ các thỏa thuận của hợp đồng thì bên mua có quyền khiếu nại về hàng hóa đã giao.

    Hợp đồng ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Việc thỏa thuận mua bán hàng hóa quốc tế bằng hợp đồng giúp đảm bảo sự công bằng về quyền lợi của các bên và từ đó tạo tiền đề cho sự hợp tác dài lâu.

    Hợp đồng ngoại thương có vai trò lớn trong việc giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia như việc xuất khẩu khoáng sản đến những quốc gia không có nguồn tài nguyên đó.

    >>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng mua bán máy móc thiết bị mới nhất năm 2024

    Ví dụ về hợp đồng ngoại thương

    Việc giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia đã xuất hiện từ rất lâu thông qua đường bộ (tại khu vực biên giới) hoặc đường biển. Tuy nhiên đó chỉ là sự trao đổi, mua bán sản phẩm với quy mô nhỏ lẻ.

    Hiện nay, với sự phát triển của hạ tầng giao thông thì việc giao lưu hàng hóa này đã trở nên rất phổ biến và với quy mô rất lớn.

    Ví dụ về hợp đồng ngoại thương:

    – Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu gạo ra nhiều quốc gia trên thế giới.

    – Việt Nam giao kết hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đến châu Âu.

    – Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm tiêu, điều, cà phê, trà… các sản phẩm đã được chế biến.

    – Việt Nam xuất khẩu khoáng sản như: dầu khí, than…

    – Và gần đây nhất, Việt Nam đã lần đầu tiên xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản.

    Trên đây là một số ví dụ về các hợp đồng ngoại thương mà Việt Nam đã giao kết và thực hiện được. Như quý vị đã thấy, những hợp đồng TBT Việt Nam nêu trên đều là những mặt hàng “đặc sản” của Việt Nam và chúng ta đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực này.

    Cụ thể: Việt Nam đã vượt Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, giống gạo ST25 của Việt Nam được vinh danh là giống gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi World’s Best Rice hay khi nhắc đến Việt Nam người nước ngoài thường nhắc đến trà và cà phê…

    >>> Tham khảo: Tìm hiểu mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất năm 2024

    Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng ngoại thương

    Hợp đồng ngoại thương rất chặt chẽ và rõ ràng về các điều khoản, vì thế người soạn thảo hợp đồng cần chú ý phải bao gồm các điều khoản về:

    – Thông tin đầy đủ của cả 02 bên: bên bán và bên mua.

    – Chủ đề của hợp đồng ngoại thương.

    – Mô tả loại hàng hóa được giao dịch, đơn giá, số lượng sản phẩm và số tiền; cách thức đóng gói, giao hàng.

    – Thông tin cảng xuất hàng, cảng nhập hàng.

    – Thời gian giao hàng (ngày/ tháng/ năm).

    – Các hình phạt khi giao thiếu, giao muộn hàng hoặc hàng hóa không đúng chất lượng.

    – Các quy định theo Incoterms.

    – Phương thức, thời điểm thanh toán.

    – Các tài liệu chuyển quyền sở hữu.

    – Dự trù các trường hợp bất khả kháng như: thiên tai, cấm vận…

    – Lựa chọn cách thức giải quyết khi có tranh chấp.

    Mẫu hợp đồng ngoại thương mới nhất

    YÊU CẦU TƯ VẤN NHANH

    Mẫu hợp đồng ngoại thương chịu nhiều sự tác động của các quy định trên thế giới và theo sự thỏa thuận của các thành viên vì thế không có một biểu mẫu cụ thể nào được đưa ra.

    Tuy nhiên khi soạn thảo hợp đồng, các bên cần chú ý về hình thức và đảm bảo nội dung không vi phạm pháp luật của các văn bản quốc tế hay vi phạm pháp luật quốc gia thành viên.

    >>> Tham khảo: Mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới nhất năm 2024

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Liên hệ tư vấn 

    Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659 

    Email [email protected]

    Chúc bạn thành công!

    Nguồn: Luật Hoàng Phi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!