Mẫu giấy triệu tập của công an

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ và hướng dẫn Quý độc giả thực hiện Mẫu giấy triệu tập của công an.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ và hướng dẫn Quý độc giả thực hiện Mẫu giấy triệu tập của công an.

Mẫu giấy triệu tập của công an

Mẫu giấy triệu tập là một trong những loại văn bản được ban hành trong thủ tục tố tụng Hình sự mang tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mẫu giấy triệu tập của Công an là Mẫu 193/CQDT theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an.

Khi nhận được giấy triệu tập của Công an có lẽ tất cả mọi người đều thấy khá hoang mang. Tuy nhiên, điều cần làm là bạn phải xác định xem mình được triệu tập đến với mục đích gì? Có thể không đến theo giấy triệu tập được không? Và Giấy triệu tập đó có phải là của Công an không?

Do đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Mẫu giấy triệu tập của công an.

Mục lục

    Mẫu giấy triệu tập là gì?

    Mẫu giấy triệu tập là một trong những loại văn bản được ban hành trong thủ tục tố tụng Hình sự mang tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vụ việc…

    Đặc điểm của giấy triệu tập

    – Thẩm quyền ban hành:

    Do các Cơ quan tiến hành tố tụng ban hành. Các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay bao gồm:

    + Tòa án

    + Viện kiểm sát

    + Cơ quan điều tra.

    – Giai đoạn áp dụng:

    Giấy triệu tập được sử dụng khi đã có quyết định khởi tố vụ án vì có quyết định khởi tố vụ án thì tư cách của những người tham gia tố tụng mới được xác định.

    – Tính bắt buộc phải thi hành:

    Người nhận được giấy triệu tập bắt buộc phải có mặt.

    – Hậu quả thi hành:

    Đối với các trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải hay quyết định truy nã.

    – Một số lưu ý về việc triệu tập:

    + Người được triệu tập ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.

    + Pháp luật nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập. Trước khi tiến hành triệu tập thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, việc đi lại của người được triệu tập tránh gây phiền phức về thời gian hoặc đi lại quá nhiều lần của người được triệu tập.

    Những trường hợp triệu tập và đối tượng triệu tập theo quy định của pháp luật hiện nay:

    Thứ nhất: Các trường hợp triệu tập

    Căn cứ quy định tại điểm d – khoản 1 – Điều 37 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, quy định về việc triệu tập lên làm việc trong những trường hợp, cụ thể:

    – Triệu tập và hỏi cung bị can.

    – Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

    – Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ.

    – Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại và đương sự.

    Thực hiện triệu tập người dân làm việc nhằm mục đích thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều đối tượng giả mạo Công an để thực hiện các cuộc gọi triệu tập với những mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản … Chính vì thế, quý bạn đọc cần hết sức lưu ý, triệu tập chỉ được phép thực hiện bằng văn bản.

    Thứ hai:Đối tượng được triệu tập

    – Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án (căn cứ điểm a – khoản 3 – Điều 61 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015).

    – Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án (căn cứ quy định tại điểm a – khoản 3 – Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015).

    – Bị hại: Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Căn cứ quy định tại điểm a – khoản 4 – Điều 62 – Luật Tố tụng Hình sự năm 2015).

    – Bị đơn dân sự: Cá nhân, cơ quan và tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Căn cứ theo điểm a – khoản 3 – Điều 64 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015).

    – Nguyên đơn dân sự: Cá nhân, cơ quan và tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Căn cứ quy định tại khoản 3 – Điều 63 – Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2015).

    – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định; người định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật có phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Co quan Nhà nước có thẩm quyền.

    – Người làm chứng: Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng và phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (căn cứ tại khoản 4 – Điều 66 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015).

    Mẫu giấy triệu tập của Công an

    Mẫu giấy triệu tập của Công an là Mẫu 193/CQDT theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA, cụ thể:

    ……………………                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    …………………..                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Số: …………….

    (Liên 1)                                                           ………, ngày … tháng … năm …

     

    GIẤY TRIỆU TẬP

      (Lần thứ ….)

    Cơ quan: …………………………………………………………………………………………………….

    Yêu cầu ……………………………………………………………………………………………………..

    Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc): ……………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………………………………..

    Đúng … giờ … ngày …. tháng …. năm ……………………………………………………………

    Có mặt tại: ………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………

    Để …………………………………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………………………………….

    Và gặp ………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………….

     ………………………………………………….

     

    ……………………                                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    ……………………                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Số: ……………..    

    (Liên 2)                                                             ………….., ngày … tháng … năm…

     

    GIẤY TRIỆU TẬP

      (Lần thứ …..)

    Cơ quan: …………………………………………………………………………………………………….

    Yêu cầu ……………………………………………………………………………………………………..

    Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc): ……………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………………………………………………..

    Đúng … giờ … ngày …. tháng …. năm ……………………………………………………………

    Có mặt tại: ………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………

    Để …………………………………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………………………………….

    Và gặp ………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………….

     ………………………………………………….

     

    Như vậy, Mẫu giấy triệu tập của công an đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nêu một số đặc điểm, những trường hợp triệu tập theo quy định của pháp luật hiện hành. Mong rằng quý bạn đọc sẽ có thể hiểu được cơ bản nhất về việc công an triệu tập người dân tránh xảy ra những trường hợp bị lừa dối.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *