Mẫu Giấy chứng nhận bản quyền phần mềm
Trong nội dung bài viết sau đây Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ đưa ra Mẫu Giấy chứng nhận bản quyền phần mềm để quý độc giả tham khảo.
Mẫu Giấy chứng nhận bản quyền phần mềm
Cơ quan tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền là Cục Bản quyền tác giả có trụ sở tại TP. Hà Nội và văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.
Trong thời gian gần đây, khi tư vấn về bản quyền phần mềm, chúng tôi nhận được câu hỏi về Mẫu giấy chứng nhận bản quyền phần mềm. Để phần nào tháo gỡ những vướng mắc của Quý độc giả, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này, mời Quý vị tham khảo:
Bản quyền phần mềm là gì?
Bản quyền phần mềm hiểu theo quy định pháp luật Việt Nam là quyền tác giả đối với tác phẩm chương trình máy tính.
Theo Điều 17 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan quy định thì Quyền tác giả đối với chương trình máy tính của các chủ thể như sau:
– Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
– Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
– Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
– Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.
Mẫu giấy chứng nhận bản quyền phần mềm là gì?
Mẫu giấy chứng nhận bản quyền phần mềm hay mẫu giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính là mẫu văn bản do Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho cá nhân, tổ chức là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính.
Mẫu giấy chứng nhận bản quyền tác giả gồm các nội dung:
– Cơ quan có thẩm quyền cấp:
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
– Tác phẩm: tên phần mềm, loại hình chương trình máy tính
– Các thông tin về tác giả
– Các thông tin về chủ sở hữu quyền tác giả
– Khẳng định: Đã đăng ký quyền tác giả.
– Địa điểm, thời gian cấp Giấy chứng nhận
– Dấu, chữ ký của Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả/ chủ thể ký thay
– Số giấy chứng nhận, chủ thể được cấp
Mẫu Giấy chứng nhận bản quyền phần mềm
Mẫu giấy chứng nhận bản quyền phần mềm được thực hiện theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo mẫu số 03 (Ban hành theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
Quý vị tham khảo mẫu như sau:
Làm thế nào để được cấp Giấy chứng nhận bản quyền phần mềm?
Để được cấp Giấy chứng nhận bản quyền phần mềm theo đúng mẫu quy định thì Quý vị có thể tự mình hoặc ủy quyền cho Đại Lý Thuế Gia Lộc thay mình thực hiện đăng ký bản quyền phần mềm theo quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền
Hồ sơ hay đơn đăng ký quyền tác giả bao gồm:
– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu quy định;
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
– Hai bản sao tác phẩm chương trình máy tính (bản in + đĩa CD)
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền là Cục Bản quyền tác giả có trụ sở tại TP. Hà Nội và văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng:
– Trụ sở: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
– Tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
– Tại TP Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Nhận kết quả (nếu hồ sơ hợp lệ)
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trên thực tế, thời hạn này thường kéo dài hơn, Quý vị cần lưu ý.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Trường hợp còn băn khoăn, thắc mắc liên quan đến mẫu giấy chứng nhận bản quyền phần mềm hoặc cần hỗ trợ để được đăng ký bản quyền phần mềm, để được cấp giấy chứng nhận bản quyền phần mềm, Quý vị hãy liên hệ đến Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc hotline hỗ trợ 0981.378.999 (Mr.Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc