Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến 2024
Trong bài viết: Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến 2024 Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ gửi tới Quý độc giả những thông tin hữu ích từ đó áp dụng vào thực tiễn.
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến 2024
Nhằm đáp ứng yêu cầu trong việc giải quyết công việc thường sẽ có những sáng kiến được cá nhân, tổ chức đưa ra. Sáng kiến được hiểu là giải pháp quản lý, kỹ thuật, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác và được cơ sở công nhận.
Để đưa ra được một sáng kiến thì cần phải trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tòi do đó việc yêu cầu công nhận sáng kiến có vai trò rất quan trọng đối với người đã tìm ra sáng kiến đó. Sau khi đã tìm ra sáng kiến thì cần phải có mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
Sáng kiến là gì?
Sáng kiến là ý tưởng mới, độc đáo và có tính sáng tạo để giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc cải thiện một tình huống hiện tại. Sáng kiến thường được đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của một cá nhân, một tổ chức hoặc cả cộng đồng. Sáng kiến có thể đề xuất trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, giáo dục, y tế, môi trường và nhiều lĩnh vực khác. Sáng kiến thường được đánh giá dựa trên tính khả thi, tính ứng dụng và đóng góp cho xã hội.
Nguyên tắc thực hiện việc đánh giá và công nhận sáng kiến
Sáng kiến được hiểu là giải pháp quản lý, kỹ thuật, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác và được cơ sở công nhận.
– Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật , phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề xác định bao gồm: sản phẩm dưới các dạng vật thể ví dụ như máy móc, thiết bị,…quy trình ví dụ như quy trình công nghệ, quy trình chuẩn đoán,…
– Giải pháp quản lý là cách thức để tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào trong đó có phương pháp tổ chức công việc như bố trí nhân lực, máy móc,…phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc,…
– Phương pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện những thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào trong đó có phương pháp thực hiện những thủ tục hành chính như tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tài liệu, đơn thư,..; phương pháp thực hiện việc thẩm định, giám sát, tư vấn, đánh giá; phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy; phương pháp huấn luyện động vật,…
– Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Áp dụng một biện pháp, cách thức, phương pháp đã biết vào thực tiễn một cách sáng tạo để tạo nên hiệu quả và lợi ích vượt trội so với phương pháp cũ.
Việc đánh giá và công nhận sáng kiến được thực hiện theo các nguyên tắc:
– Hội đồng sáng kiến các cấp sẽ thực hiện việc xem xét đánh giá, công nhận sáng kiến;
– Các sáng kiến trước khi được đề nghị thực hiện đánh giá, công nhận ở các cấp phải được đơn vị cơ sở công nhận và được cấp giấy chứng nhận;
– Đối với các sáng kiến sao chép của những tác giả khác thì sẽ không được xem xét đánh giá và công nhận. Những sáng kiến đã được công nhận nhưng sau đó bị phát hiện có sự sao chép về nội dung hoặc bị phát hiện là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác thì hội đồng cũng sẽ quyết định hủy bỏ kết quả đã đánh giá trước đó.
Việc đánh giá công nhận sáng kiến sẽ được thực hiện theo nguyên tắc như trên, khi muốn được công nhận sáng kiến cần phải sử dụng đúng mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
Trình tự xem xét và công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Một sáng kiến để được công nhận sẽ phải trải qua các bước xem xét về trình tự thủ tục như sau:
Bước 1: Đơn vị có thẩm quyền công nhận sáng kiến tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ để yêu cầu đơn vị có thẩm quyền công nhận sáng kiến cần:
– Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, cần phải sử dụng đúng mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến theo quy định;
– Bản mô tả về nội dung cơ bản của sáng kiến đó;
– Chứng cứ, tài liệu áp dụng minh họa như các bản đánh giá, nhận xét về hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng có sáng kiến,…
Bước 2: Tiến hành công nhận sáng kiến tại đơn vị cơ sở
Sáng kiến sẽ được công nhận dựa trên những tiêu chí sau đây:
– Là sáng kiến có tính mới tại đơn vị cơ sở;
– Sáng kiến đó đã được áp dụng ở tại đơn vị cơ sở;
– Sáng kiến mang lại những lợi ích thiết thực nhất định.
Bước 3: Gửi đề xuất và báo cáo sáng kiến
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đề xuất và gửi báo cáo sáng kiến đối với những sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng ở các cấp dựa trên các chứng cứ chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra bên ngoài; các thuyết minh của tác giả, đồng tác giả về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
Bước 4: Công nhận sáng kiến
Trên cơ sở xem xét sáng kiến thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định công nhận sáng kiến theo quy định.
Hướng dẫn cách soạn mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiếnđược quy định cụ thể tại thông tư 18/2013 thông tư của bộ khoa học công nghệ về hướng dẫn thi hành một số quy định của điều lệ sáng kiến được ban hành theo nghị định số 13/2012 của chính phủ.
Trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến có những thông tin như sau:
– Quốc hiệu tiêu ngữ là những thông tin không thể thiếu trong đơn;
– Tên của đơn: ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN;
– Phần kính gửi: Kính gửi tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến;
– Thông tin của những người yêu cầu công nhận sáng kiến, tạo ra sáng kiến gồm có: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi đang công tác hoặc là nơi thường trú; chức danh; trình độ chuyên môn; tỷ lệ % mà người đó đóng góp trong việc tạo ra sáng kiến ghi rõ đối với những đồng tác giả tạo ra sáng kiến nếu có.
– Tên của sáng kiến: cần ghi đầy đủ tên của sáng kiến;
– Thông tin về chủ đầu tư tạo ra sáng kiến; lĩnh vực áp dụng sáng kiến; ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc là áp dụng thử trong trường hợp này sẽ ghi ngày nào sớm hơn;
– Bản mô tả về bản chất của sáng kiến: trong nội dung này cần mô tả ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng các bước thực hiện sáng kiến cũng như điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến, khả năng áp dụng của sáng kiến trong đó:
+ Nếu cải tiến các giải pháp trước đó thì cần nêu rõ được tình trạng, nội dung sau cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm gì, có thể là bản vẽ, bản thiết kế, sơ đồ,..
+ Tính khả thi của sáng kiến: cần nêu được điều kiện để sử dụng sáng kiến đó và những lợi ích thực tế mà sáng kiến đó mang lại.
– Ngoài cần có danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu nếu có gồm các thông tin đầy đủ về họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú hoặc nơi công tác, chức danh, trình độ chuyên môn, nội dung công việc hỗ trợ.
– Sau đó người nộp đơn ghi rõ ngày tháng năm nộp đơn và ký tên.
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: (1) ……………………………………………………………………………………..
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến |
– Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: (2)………………………………
– Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): (3) ………………………………….…………………………………………………………
– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (4) ……………………………………………………………………
– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): …..
– Mô tả bản chất của sáng kiến (5)………………………… ………………………………….
– Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):……………………………………………….
– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ………………………………………………
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: (6) ……………………………………………………………………………
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): (7) ……………………………………………………………………………………….
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Nội dung công việc hỗ trợ |
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
….., ngày … tháng… năm ……….…
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến.
(2) Tên của sáng kiến.
(3) Tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
(4) Ghi một lĩnh vực cụ thể ví dụ như: Điện tử, viễn thông, tự động hóa, công nghệ thông tin; Nông lâm ngư nghiệp và môi trường; Cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải; Dịch vụ (ngân hàng, du lịch, giáo dục, y tế…)….
(5) Mô tả bản chất của sáng kiến cần phải nêu rõ: Mô tả ngắn gọn, đầy đrủ, rõ ràng các bước thực hiện cũng như điều kiện cần thiết để áp dụng, khả năng áp dụng của sáng kiến… Trong đó:
– Nội dung: Nếu cải tiến các giải pháp trước đó thì cần nêu rõ tình trạng, nội dung sau khi cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm gì. Có thể là bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp….
– Tính khả thi: Nêu rõ điều kiện để sử dụng sáng kiến và những lợi ích thực tế mà sáng kiến mang lại.
(6) Nêu rõ lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được nếu sang kiến được áp dụng.
(7) Cần phải so sánh về lợi ích thực tế, số lợi ích, số tiền có thể có được cũng như cách tính
[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/12/Mẫu-đơn-yêu-cầu-công-nhận-sáng-kiến.doc”]
Mong rằng qua bài viết này của Đại Lý Thuế Gia Lộc đã cung cấp được những thông tin cần thiết về nguyên tắc, quy trình công nhận sáng kiến về mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến theo quy định.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc