Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 2024
Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như thế nào? Với các chia sẻ trong bài viết, Quý độc giả sẽ có cho mình câu trả lời.
Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 2024
Thực tế cho thấy trong quá trình giải quyết những vụ án đặc biệt là các vụ án dân sự để có thể bảo vệ được quyền lợi của đương sự trong một số trường hợp cần thiết thì tòa án sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời thường được áp dụng để giải quyết được những yêu cầu cấp bách của đương sự, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, để thực hiện việc thu thập chứng cứ, để bảo vệ chứng cứ và bảo toàn tình trạng hiện có để tránh việc gây thiệt hại không thể khắc phục được nhằm mục đích đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc là việc thi hành án. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn về mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là chính là một biện pháp được tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự và bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.
Khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tính khẩn cấp được thể hiện ở việc tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này được thực hiện ngay sau khi được tòa án quyết định áp dụng.
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được đưa ra không phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự.
Theo quy định tại Điều 111 của Bộ Luật Tố tụng dân sự thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án theo quy định tại Điều 187 của bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Ngoài ra trong trường hợp tình thế cấp thiết cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng theo quy định hiện nay gồm có: Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; kê biên tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định;…(được quy định cụ thể tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Tòa án chỉ tự ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp như : Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động;….
Theo đó tòa án sẽ chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp luật quy định, còn trong những trường hợp khác nếu có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì người yêu cầu sẽ cần phải viết đơn theo quy định, ở phần tiếp theo sẽ hướng dẫn cách viết mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thời chi tiết hơn.
Cách viết mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Những trường hợp không thuộc trường hợp tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì người có yêu cầu cần phải viết đơn yêu cầu gửi tòa án để được xem xét giải quyết.
Pháp luật hiện nay không có quy định về mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Bộ luật tố tụng dân sự 2015 chỉ có quy định về nội dung của đơn bao gồm:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử nếu có của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử nếu có của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Như vậy ngoài những nội dung bắt buộc phải có theo quy định như trên thì trong mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn cần đáp ứng được về thể thức của văn bản như có quốc hiệu tiêu ngữ, kình gửi sẽ ghi đầy đủ tên của tòa án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tên đơn, chữ ký của người viết đơn,..
– Trong đơn cần ghi rõ tư cách tổ tụng của người yêu cầu trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết, ghi rõ số ký hiệu và ngày tháng năm thụ lý vụ án theo đúng như trong thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án nhân dân.
– Khi viết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì người viết cần phải nêu rõ biện pháp khẩn cấp tạm thời muốn được áp dung là gì, ví dụ: kê biên tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài khoản ngân hàng,…
Như vậy khi viết mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần phải đáp ứng theo đúng thể thức văn bản được quy định và những nội dung cần phải có trong đơn.
Ngoài ra kèm theo đơn yêu cầu thì tùy theo biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp được những chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết của việc phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó để Tòa án xem xét.
Tải (Download) mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Nghị quyết hướng dẫn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong thực tiễn giải quyết các vụ án về dân sự sẽ không thể nào tránh khỏi được những tình huống phát sinh bất ngờ gây ra cản trở, bất lợi đối với đương sự. Khi đó việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như một công cụ pháp lý nhanh gọn, hiệu quả thường được đương sự yêu cầu áp dụng hoặc là tòa án ra quyết định áp dụng trong những trường hợp luật quy định để bảo vệ quyền lợi cho đương sự một cách tốt nhất.
Ngoài quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn được hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết số 02/2020 Nghị quyết của hội đồng thẩm phán.
Trong nghị định này hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự; hướng dẫn việc thực hiện về việc kê biên tài sản đang tranh chấp; hướng dẫn về việc cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định; về việc cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ quy định,…
Theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết số 02/2020 Nghị quyết của hội đồng thẩm phán thì những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
– Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị ngừng hoạt động;
– Việc áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong trường hợp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác quy định tại khoản 10 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự đối với tài khoản được doanh nghiệp sử dụng để thanh toán nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng.
– Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản trong các trường hợp:
+ Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng.
+ Tài sản của cá nhân gồm: Lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu; thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống thiết yếu của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; đồ dùng sinh hoạt thiết yếu.
Như vậy trong những trường hợp theo quy định như trên mặc dù có yêu cầu của người yêu cầu thì tòa án cũng sẽ không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Qua đó có thể thấy được rằng việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết được các yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án; bảo toàn được tình trạng hiện có tránh việc gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được đồng thời sẽ kịp thời khắc phục được những thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, đảm bảo cho việc thi hành án, quyết định của Tòa án.
Khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì người yêu cầu ngoài việc nộp đơn thì còn cần kèm theo các tài liệu, chứng cứ có liên quan để Tòa án xem xét áp dụng vì thế mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời rất được quan tâm hiện nay.
Qua nội dung bài viết trên của Đại Lý Thuế Gia Lộc mong rằng có thể giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng hiện nay, các trường hợp cần yêu cầu áp dụng và cách viết mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng quy định; nghị quyết hướng dẫn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc