Mẫu đơn xin từ chức chủ tịch công đoàn 2024
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Mẫu đơn xin từ chức chủ tịch công đoàn.
Mẫu đơn xin từ chức chủ tịch công đoàn 2024
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn luôn là một tổ chức có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đại bộ phận người lao động nói chung và tát cả mọi người nói riêng. Để lên được tới chức danh Chủ tịch Công đoàn không hề dễ dàng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn phải có một số tình huống dẫn tới việc cá nhân phải từ bỏ chức vụ này.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Mẫu đơn xin từ chức chủ tịch công đoàn.
Giới thiệu về tổ chức công đoàn
Căn cứ quy định tại Điều 4 – Luật Công đoàn năm 2012, cụ thể:
– Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
– Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn (nghiệp đoàn, liên đoàn lao động) là “một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ”, hoặc là nghiệp đoàn của những người công dân.
– Trải qua 300 năm, các công đoàn phát triển thành nhiều dạng thức, dưới sự ảnh hưởng của các thể chế chính trị và kinh tế. Mục tiêu và hoạt động cụ thể của các công đoàn có khác nhau, nhưng thường bao gồm:
+ Cung cấp lợ ích dự phòng: Các công đoàn thời xưa, như các Hội Ái Hữu thường cung cấp nhiều lợi ích để bảo trợ cho các thành viên trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tuổi già hay chết.
+ Thương lượng tập thể: Ở các nước mà công đoàn có thể hoạt động công khai và được giới chủ thừa nhận, các công đoàn có thể thương lượng với chủ thuê mướn lao động về lương bổng và các điều kiện làm việc.
+ Hành động áp lực: Các công đoàn có thể tổ chức đình công hay phản đối để gây áp lực theo những mục tiêu nào đó.
+ Hoạt động chính trị: Các công đoàn có thể tác dộng đến những luật lệ có lợi cho toàn thế giới lao động. Họ có thể tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính đảng ứng cử vào các vị trí công quyền.
Yêu cầu đối với Chủ tịch Công đoàn
– Chủ tịch Công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.
– Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở.
– Nắm vững Thỏa ước lao động tập thể của công đoàn cơ sở đại diện cho tập thể người lao động đã ký kết với người sự dụng lao động, trong đó chú ý đến các mục có liên quan đến bộ phận, các quy chế (nội quy) ở đơn vị, chương trình công tác của công đoàn cơ sở: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công tác của bộ phận (phòng, ban, phân xưởng …)
– Xây dựng chương trình công tác của công đoàn bộ phận, phân công các ủy viên Ban Chấp hành công đoàn bộ phận thực hiện.
– Chỉ đạo, giúp đỡ các tổ công đoàn hoạt động theo các nội dung xây dựng tổ công đoàn vững mạnh. Chủ tịch công đoàn bộ phận trực tiếp tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động ở bộ phận; hướng dẫn công nhân, viên chức, lao động ký kết hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
– Chủ tịch công đoàn bộ phận cần vận động người lao động thực hiện đúng Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký đồng thời giám sát người sử dụng lao động thực hiện đúng các cam kết, hướng dẫn người lao động giúp nhau làm kinh tế gia đình tăng thu nhập cho họ.
>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin từ chức
Mẫu đơn xin từ chức chủ tịch công đoàn
Quý độc giả có thể tham khảo mẫu đơn xin từ chức chủ tịch công đoàn dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ………., ngày … tháng … năm …….. ĐƠN XIN TỪ CHỨC – Luật Công đoàn năm 2012; – Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Kính gửi: Ban chấp hành liên đoàn ……………………………………………………………… Tên tôi là: …………………………………………………… Sinh năm: …………………………….. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ………………………………………………… Ngày cấp: ………………………………….. Cấp tại: …………………………………………………. Công tác tại: ………………………………………………………………………………………………. Chức vụ: Chủ tịch công đoàn. Tôi xin trình với quý cơ quan nội dung sau đây: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. (Trình bày cụ thể, rõ ràng: Hiện tại tôi đang giữ chức vụ chủ tịch công đoàn của công ty ………… nhưng vì lý do sức khỏe, tôi phải tiến hành chữa bệnh trong một thời gian. Tránh ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tôi xin phép được thôi giữ chức vụ Chủ tịch công đoàn). Kính đề nghị quý cơ quan xem xét đề nghị. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên)
|
Tải (download) Mẫu đơn xin từ chức chủ tịch công đoàn
Như vậy, Mẫu đơn xin từ chức chủ tịch công đoàn đã được chúng tôi hướng dẫn chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày những hiểu biết rất cơ bản liên quan đến tổ chức Công đoàn.
Tham khảo: Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc