Mẫu đơn xin tách thửa mới nhất

Mẫu đơn xin tách thửa mới nhất đúng chuẩn được chúng tôi chia sẻ, làm rõ ngay trong nội dung bài viết này, mời Quý vị theo dõi bài viết.

Mẫu đơn xin tách thửa mới nhất đúng chuẩn được chúng tôi chia sẻ, làm rõ ngay trong nội dung bài viết này, mời Quý vị theo dõi bài viết.

Mẫu đơn xin tách thửa mới nhất

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện nhận định.

Trong cuộc sống có thể thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ thể muốn chuyển nhượng một phần đất diện tích đất của mình cho người khác, khi đó sẽ cần thực hiện thủ tục tách thửa.

Trong thủ tục tách thửa cần có mẫu đơn xin tách thửa gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi nội dung của bài viết mẫu đơn xin tách thửa sau đây:

Mục lục

    Tách thửa là gì?

    Tách thửa đất là việc phân chia, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ chủ thể đứng tên thành nhiều người khác nhau và sở hữu riêng biệt, không chung đụng và liên quan đến nhau.

    Tách thửa là quá trình phân chia một mảnh đất hoặc khu đất lớn thành những thửa đất nhỏ hơn, với mục đích sử dụng đất đai một cách hiệu quả và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Quá trình tách thửa đất thường được thực hiện bởi các cơ quan chức năng như Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Quản lý đô thị hoặc Địa chính hành chính cấp huyện.

    Việc tách thửa đất thường được thực hiện khi một mảnh đất lớn được chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình hoặc khi chủ sở hữu muốn bán hoặc sử dụng một phần đất của mình cho một mục đích cụ thể. Việc tách thửa đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai và xây dựng, bao gồm các quy định về kích thước thửa đất, mật độ xây dựng, đường giao thông, vệ sinh môi trường và các quy định khác.

    Sau khi tách thửa đất hoàn tất, chủ sở hữu có thể sử dụng thửa đất tách ra cho mục đích sở hữu của mình, bao gồm xây dựng nhà ở, sản xuất nông nghiệp, thương mại hoặc các mục đích khác. Việc tách thửa đất giúp sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương.

    Điều kiện tách thửa?

    Theo quy định của pháp luật thì một mảnh đất để có thể tách thửa cần đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013.

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    Do đó khi có nhu cầu tách thửa, người sử dụng đất có nhu cầu xin tách thửa cần nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

    – Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu quy định;

    – Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp nộp tại cơ quan có thẩm quyền là Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Nội dung đơn xin tách thửa

    Đơn xin tách thửa phải đảm bảo kê khai đúng và đầy đủ các nội dung về: thông tin thửa đất, thông tin chủ sử dụng đất, thông tin thửa đất sau khi xin tách thửa. Thông thường nội dung của Mẫu đơn xin tách thửa cần đảm bảo 3 phần:

    Phần mở đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ, tên đơn.

    Phần nội dung: Thông tin kê khai của người sử dụng đất như thông tin người sử dụng đất,thông tin đề nghị tách, hợp thửa đất ;

    Phần kết thúc: chữ ký của chủ thể và ý kiến của cơ quan đất đai.

    Mẫu đơn xin tách thửa

    Nhằm cung cấp cho bạn đọc quan tâm có thể dễ dàng soạn thảo mẫu đơn xin tách thửa dưới đây:

     

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     Mẫu số 11/ĐK

       

    PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

    Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.

    Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số:…….Quyển….

    Ngày…… / …… / …….…

    Người nhận hồ sơ

    (Ký và ghi rõ họ, tên)

     

     

               

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT

     

    Kính gửi:…………………………………………………………………

    …………………………………………………………

    I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

    (Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xoá, sửa chữa nội dung đã viết )

    1. Người sử dụng đất:

      1.1 Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):…………………………………………………………………………..

      1.2 Địa chỉ……………………………………………………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….

    2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau:
    2.1. Đề nghị tách thành …………. thửa đất đối với thửa đất dưới đây:

       a) Thửa đất số:………..…..………….……;            b) Tờ bản đồ số:…….……………………;

       c) Địa chỉ thửa đất:………………………………………………………………………………………………………………..

       d) Số phát hành Giấy chứng nhận: ………………………………………………………………………………………….

           Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận :…………………………….; ngày cấp …../…../…….

       đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất:… m2; Thửa thứ hai:… m2;

    2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất:
    Thửa đất sốTờ bản đồ sốĐịa chỉ thửa đấtSố phát hành

    Giấy chứng nhận

    Số vào sổ cấp giấy

    chứng nhận

         
         
         
    3. Lý do tách, hợp thửa đất:………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………. .
    4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:

          – Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên;

          – Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có):………………………

     ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….     

    Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.

    ……………, ngày …… tháng …… năm…….

    Người viết đơn

               (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

        

    II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….  ………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 
    Ngày……. tháng…… năm ……

    Người kiểm tra

    (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

     

      

     

    Ngày……. tháng…… năm ……

    Giám đốc

    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

     

    Hướng dẫn viết đơn:

    – Đơn này dùng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất;

    – Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

    – Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND củacả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

    – Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;

    – Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất”; trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được uỷ quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.

    Trình tự thực hiện tách thửa đất được quy định như thế nào?

    Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

    1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

    2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

    a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

    b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

    c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

    a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;

    b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

    a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

    b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

     Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: mẫu đơn xin tách thửa để quý độc giả tham khảo.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *