Mẫu Đơn xin rút đơn khởi kiện chuẩn nộp tại Tòa án

Thuế Gia Lộc – Mẫu Đơn xin rút đơn khởi kiện chuẩn nộp tại Tòa án

Một số thông tin xin chia sẽ đến bạn, nều cần góp ý xin liên hệ email [email protected]. Xin cảm ơn!

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu vì một lý do nào đó mà bên khởi kiện không muốn kiện nữa thì phải làm Đơn xin rút đơn khởi kiện nộp cho Tòa án. Sau đây là mẫu Đơn xin rút đơn khởi kiện và các thông tin liên quan, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết[Ẩn]
  • 1. Mẫu Đơn xin rút đơn khởi kiện
  • 2. Hướng dẫn viết Đơn đề nghị rút yêu cầu khởi kiện Dân sự
  • 3. Ai có quyền rút Đơn khởi kiện?
  • 4. Vụ án được giải quyết thế nào khi có yêu cầu rút Đơn khởi kiện?
Mục lục

    1. Mẫu Đơn xin rút đơn khởi kiện

    Tải về
    Sửa/In biểu mẫu

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

    …………….., ngày…..tháng…..năm………

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN

    Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………….

    Chúng tôi là: …………………………………………………………………….

    Địa chỉ: …………………………………………………………………………….

    Điện thoại: ………………………………………………………………………..

    Là nguyên đơn trong ………………………………………………………….

    Bị đơn: …………………………………………………………………………….

    Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..

    Về việc ……………………………………………………. do TAND ……………… thụ lý giải quyết.

    Nay vì lý do ……………………………………………………………………….

    Cụ thể như sau: …………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………

    Do vậy, nay tôi có đơn này xin được rút đơn khởi kiện.

    Kính đề nghị Quý tòa xem xét chấp thuận và ra Quyết định đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

    Xin chân thành cám ơn.

    …………….., ngày….tháng….năm….

    Người viết đơn

    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Mẫu Đơn xin rút đơn khởi kiện chuẩn nộp tại Tòa án
    Mẫu Đơn xin rút đơn khởi kiện (Ảnh minh họa)

    2. Hướng dẫn viết Đơn đề nghị rút yêu cầu khởi kiện dân sự

    Khi viết Đơn đề nghị rút yêu cầu khởi kiện cần chú ý:

    – Thông tin của người có yêu cầu rút đơn phải ghi rõ ràng, chính xác các thông tin về họ tên, năm sinh, địa chỉ và đặc biệt là về thông tin vụ án.

    Nếu vụ án đã được thụ lý thì phải cho biết ai là nguyên đơn, ai là bị đơn và quá trình giải quyết vụ án đã đến giai đoạn nào.

    – Về nội dung yêu cầu trong đơn: Trình bày mục đích làm đơn một cách thật rõ ràng, ngắn chọn.

    3. Ai có quyền rút Đơn khởi kiện?

    Theo Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

    Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện, trong đó:

    – Người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và trong đơn, mục tên, địa chỉ cư trú người khởi kiện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người khởi kiện. Người này phải ký tên hoặc điểm chỉ vào phần cuối của đơn khởi kiện.

    – Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện.

    – Cơ quan, tổ chức khởi kiện thì người đại diện hợp pháp có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ Đơn khởi kiện vụ án.

    • Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp;

    • Ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

    Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì phải nộp Đơn khởi kiện để được giải quyết. Vì vậy, nếu muốn rút Đơn khởi kiện thì chính cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện là đối tượng yêu cầu rút Đơn khởi kiện.

    4. Vụ án được giải quyết thế nào khi có yêu cầu rút Đơn khởi kiện?

    Tùy từng giai đoạn, sau khi nhận đơn khởi kiện Tòa án sẽ xử lý như sau:

    – Trước khi thụ lý vụ án: Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường người khởi kiện rút đơn (theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự).

    – Sau khi Tòa án thụ lý vụ án: Người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án (theo khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự).

    – Giai đoạn đang xét xử sơ thẩm: Nếu có đương sự rút một phần/toàn bộ yêu cầu của mình một cách tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và tiến hành đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hay toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút (theo khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự).

    – Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm: Nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hỏi bị đơn có đồng ý hay không:

    • Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;

    • Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

     (theo khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự)

    Trên đây là mẫu Đơn xin rút đơn khởi kiện và các quy định liên quan. Nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

    Dịch vụ kế toán của Lộc Phát rất hân hạnh phục vụ hỗ trợ quý thương nhân về kê khai thuế, báo cáo thuế. Nhận thành lập mới, thay đổi, tạm ngưng, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp công ty và hộ kinh doanh. Ngoài ra đội ngũ IT chúng tôi hỗ trợ thiết kế website, clone web chất lượng cao. ( Trần Thịnh thiết kế website, clone web chất lượng cao)

    Theo Luavietnam

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!