Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình
Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết.
Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình
Đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình là đơn xin nghỉ việc, tức là đơn bày tỏ mong muốn chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động đang có quan hệ lao động và có lý do là hoàn cảnh gia đình.
Gia đình luôn gắn bó với mỗi chúng ta, là chốn về mỗi lúc ta vui, buồn. Khi gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, chúng ta luôn lo lắng, tìm cách đỡ đần.
Hoàn cảnh gia đình là một trong những lý do phổ biến khi xin nghỉ việc bởi đây là lý do có lý, có tình. Vậy, viết đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình như thế nào cho phù hợp? Bài viết mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình của chúng tôi sẽ có những chia sẻ, hướng dẫn giúp Quý vị thực hiện đơn này.
Đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình là gì?
Đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình là đơn xin nghỉ việc, tức là đơn bày tỏ mong muốn chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động đang có quan hệ lao động và có lý do là hoàn cảnh gia đình.
Trong đơn nghỉ việc, người lao động có thể nêu lý do chung là vì hoàn cảnh gia đình có khó khăn hoặc không phù hợp để tiếp tục thực hiện công việc; hoặc cũng có thể trình bày các lý do cụ thể như: gia đình có người thân ốm đau cần dành thời gian chăm sóc; gia đình chuyển địa chỉ cư trú và nơi cư trú mới không thuận tiện để đi làm,…
Đây là những lý do dễ dàng thuyết phục người sử dụng lao động chấp nhận đơn xin nghỉ việc của người lao động vì nếu người lao động tiếp tục làm việc trong những hoàn cảnh này có thể không đảm bảo về năng suất, thời gian làm việc hoặc bị phát sinh các khoản chi phí như hỗ trợ đi lại,…
Tại sao nhiều người chọn lý do nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình?
Nhiều người thường chọn lý do nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình vì việc trình bày các lý do xin nghỉ việc liên quan tới gia đình mang tính chất khách quan. Đây là cũng là cách xin nghỉ việc đột xuất hợp lý, khéo léo, dễ được chấp nhận và tránh mất lòng sếp.
Các lý do nghỉ việc này thường chịu tác động từ hoàn cảnh nên người lãnh đạo cũng sẽ rất khó từ chối. Bạn sẽ dễ dàng được chấp thuận mà vẫn giữ được thái độ vui vẻ cũng như mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình
Quý vị có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình sau đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi:
| – Ban Giám đốc Công ty …………………… – Trưởng phòng Nhân sự …………………… – Trưởng phòng …………………. |
Tôi tên là: ………………………………………………………………………
Ngày tháng năm sinh: …………………
Số CCCD/CMTND…………………..Cấp ngày ……………. tại ……………………….
Chức vụ: ……………………………….. Bộ phận: …………………………………………..
Tôi làm đơn này với nội dung:
Tôi xin phép được thôi việc tại Công ty ……………kể từ ngày ….tháng…. năm… với lý do: có hoàn cảnh khó khăn, không phù hợp để tiếp tục thực hiện công việc.
Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Hơn …. năm làm việc, Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.
Những ngày tháng làm việc tại Công ty đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm công việc, nâng cao chuyên môn và biết cách xử lý chuyên nghiệp nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công hơn mong muốn.
Rất mong Ban Giám đốc Công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.
Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc, các tài sản, dụng cụ cho ông/bà: ……
Bộ phận: ……
Các công việc được bàn giao: …
Tôi cam đoan sẽ làm việc nghiêm túc và bàn giao toàn bộ cho người có liên quan trước khi nghỉ việc.
Xin chân thành cảm ơn!
……, ngày …… tháng …… năm……
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Dưới đây là Đơn xin nghỉ việc về hoàn cảnh gia đình cụ thể để Quý vị tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày….tháng….năm 20…..
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi:
| – Ban Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Nhật Anh – Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự – Trưởng phòng Tài chính – Kế toán |
Tên tôi là | : Hoàng Bình Minh |
Ngày sinh | : 18/09/1990 |
Số CMND | : 034384939 cấp ngày 20/10/2014 bởi Công an tỉnh Thái Bình |
Chức vụ | : Nhân viên Kế Toán |
Phòng ban | : Phòng Tài chính – Kế toán |
Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám đốc Công ty chấp thuận cho tôi thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày …/…/20…..
Lý do xin thôi việc: Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không phù hợp để tiếp tục thực hiện công việc.
Tôi thực hiện việc báo trước 30 ngày, kể từ ngày làm đơn.
Sau khi được chấp thuận, tôi sẽ tiến hành bàn giao công việc cho:
– Ông Nguyễn Văn Hồng
– Bộ phận: Phòng Tài chính – Kế toán
Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại Công ty trong thời gian qua. Trong thời gian làm việc, Quý Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Rất mong Ban Giám đốc công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép nghỉ việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Minh Hoàng Bình Minh |
Tải (Download) Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình
Cách viết đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình
Đơn xin thôi việc thực chất là thuộc loại văn bản hành chính, vì vậy khi viết đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình các chủ thể là những người lao động cần đảm bảo những nguyên tắc nhất định. Ngôn ngữ viết văn bản hành chính phải đảm bảo ngôn ngữ trang trọng, lịch sự.
– Phần mở đầu đơn xin thôi việc:
Đơn xin thôi việc luôn bắt đầu bằng Quốc hiệu và tiêu ngữ:
Quốc hiệu ghi trên văn bản: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.
Tiêu ngữ ghi trên văn bản “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
Sau quốc hiệu, tiêu ngữ là tên của loại đơn hành chính viết “ĐƠN XIN THÔI VIỆC/ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” được viết dưới dạng chữ in hoa, cỡ chữ lớn và nổi bật.
– Phần nội dung:
Phần nội dung của đơn xin thôi việc là phần quan trọng nhất, khi viết nội dung của đơn xin thôi việc người viết cần lưu ý viết đầy đủ các mục chính sau:
+ Nơi/người nhận đơn:
Người viết ghi “Kính gửi…” sau đó ghi tên nơi nhận đơn hoặc người nhận đơn và các bộ phận/người liên đới chịu trách nhiệm đến việc giải quyết đơn xin nghỉ việc. Có thể là 1 hoặc nhiều nơi/người nhận.
+ Thông tin về bản thân của người viết đơn: người viết ghi “Tên tôi là… tuổi… chức vụ… thuộc bộ phận…. số CMND/CCCD, nơi ở…”. Mức độ chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu của từng đơn vị/doanh nghiệp.
+ Trình bày nguyện vọng xin thôi việc và ghi rõ lý do xin thôi việc là bởi vì hoàn cảnh gia đình.
+ Ghi rõ thời gian bàn giao công việc và thời gian mong muốn được nghỉ việc.
+ Ghi rõ chủ thể là người được bàn giao công việc/ làm chức vụ gì, phòng ban nào.
+ Ghi rõ nội dung các công việc được bàn giao.
+ Cam kết về thông tin đã ghi trên là sự thật và được thực hiện.
+ Gửi lời cảm ơn đến đơn vị/ doanh nghiệp/ cá nhân và các chủ thể cần nêu rõ mong muốn đạt được nguyện vọng.
– Phần kết:
Đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình cũng bắt buộc phải có chữ ký và ghi rõ họ tên. Bên cạnh đó đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình còn có xác nhận và ý kiến của người phê duyệt, các bộ phận liên đới chịu trách nhiệm.
Lưu ý:
Trong phần nội dung đơn xin nghỉ việc thì lý do xin nghỉ việc được đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là trong mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình. Các lý do được người lao động đưa ra phải được viết ngắn gọn, thuyết phục thể hiện tinh thần cầu tiến.
Nộp đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình trước bao nhiêu ngày?
Điều 35 Bộ luật lao động quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
“ 1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Theo đó, ngoài trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật lao động, người lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn hay không phù hợp để tiếp tục làm việc không phải là một trong những lý do xin đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước. Do đó, để thực hiện đúng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình, tùy vào loại hợp đồng, người lao động cần báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian tương ứng theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Ngành, nghề, công việc đặc thù và thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 7 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
“ 1. Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm:
a) Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
b) Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
c) Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
d) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Khi người lao động làm ngành, nghề, công việc quy định tại khoản 1 Điều này đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động này thì thời hạn báo trước như sau:
a) Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;
b) Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.”
Ngoài việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động khi có hoàn cảnh gia đình muốn xin nghỉ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ việc mà không cần đảm bảo đủ thời gian báo trước như trên.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc