Mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về chế độ thai sản và cung cấp mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về chế độ thai sản và cung cấp mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai.

Mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về chế độ thai sản và cung cấp mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai.

Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ sức khỏe bị suy giảm rất nhiều, có những người phải nằm một chỗ trong suốt thai kỳ và như vậy, không chỉ cuộc sống bị ảnh hưởng mà công việc cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Khi đó, nhiều người thắc mắc có được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội không? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp nội dung trên và cung cấp mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai.

Mục lục

    Trường hợp nào người lao động được nghỉ không lương?

    Theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn“.

    Như vậy từ quy định trên thấy được rằng  người lao động được nghỉ không lương trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn nhưng phải thông báo với người sử dụng lao động.

    Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    Chế độ thai sản là một chế độ nằm trong bảo hiểm xã hội, người lao động khi đáp ứng đủ các yêu cầu theo luật định sẽ được nghỉ và hưởng tiền chế độ. Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện thai sản như sau:

    “1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2.Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3.Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4.Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

    Nghỉ việc dưỡng thai có được hưởng thai sản không?

    Thông thường, lao động nữ khi sinh con để được hưởng chế độ thai sản cần phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên, những trường hợp nghỉ do thai yếu sẽ không cần phải đảm bảo điều kiện đó.

    Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Như vậy, người lao động nghỉ việc dưỡng thai chỉ được hưởng bảo hiểm xã hội khi có chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Những trường hợp xin nghỉ do tự bản thân thấy không đủ sức khỏe làm việc thì cần phải đáp ứng điều kiện thông thường.

    Mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ————-

    ………., ngày…. tháng…. năm…….

    ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG DƯỠNG THAI

    (V/v: Đề nghị nghỉ dưỡng thai yếu………………)

    Kính gửi: – Công ty……………….

                    – Ông………… – (Tổng) Giám đốc công ty……………..

                    – Ông/ bà…………. – Trưởng phòng nhân sự công ty………….

    – Căn cứ  Bộ luật lao động năm 2019;

    – Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

    – Căn cứ Hợp đồng lao động số……… ký kết giữa…. và…… ngày…/…./…..;

    – Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.

    Tên tôi là:………………… Sinh ngày…. tháng…… năm…….

    Giấy CMND/thẻ CCCD số:……………………

    Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….

    Địa chỉ thường trú:…………………………

    Chỗ ở hiện nay ……………………………

    Điện thoại liên hệ: …………………………

    Là:……………… (tư cách đưa ra đề nghị nghỉ thêm, ví dụ: là người lao động nữ của Quý công ty theo Hợp đồng lao động số…………… ngày…/…./……..)

    Hiện đang làm việc tại: Phòng/Ban……………………

    Văn Phòng/Chi nhánh/Trụ sở công ty:………………

    Chức vụ:…………………………

    Sổ bảo hiểm xã hội số:……… ………. Ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm:………

    Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự cho phép tôi được nghỉ thêm sau sinh từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..

    Lý do xin nghỉ : …………………………

    Do vậy, tôi làm đơn này để đề nghị Quý công ty xem xét và chấp nhận cho tôi được nghỉ không hưởng lương dưỡng thai từ ngày…./…../…….. đến hết ngày…/…/…..

    Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty

    Kính mong Quý công ty xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                         Ký tên

    Tải (Download) Mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai

    Download Tại Đây

    Trên đây là nội dung bài viết mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai. Mọi thắc mắc liên quan đến các chế độ bảo hiểm xã hội, Quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *