Mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng

Khi muốn mở lại mã số thuế bị đóng, người nộp thuế đều quan tâm đến cách thực hiện Mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng.

Khi muốn mở lại mã số thuế bị đóng, người nộp thuế đều quan tâm đến cách thực hiện Mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng.

Mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng

Trường hợp người nộp thuế không còn kinh doanh nhưng vẫn cư trú trên địa bàn thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế hoặc thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế nếu không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.

Mã số thuế là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế theo quy định của các Luật Thuế, Pháp lệnh phí và lệ phí (gọi chung là “pháp luật về thuế”), bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Trong thực tế, không hiếm trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế và phải thực hiện viết đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng. Trong bài viết này, chúng tôi gửi đến Quý Bạn đọc mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng mới nhất năm 2023.

Mục lục

    Mã số thuế là gì?

    Mã số thuế là một số định danh được cấp cho một tổ chức hoặc cá nhân để đăng ký và theo dõi việc thuế của họ. Mã số thuế thường được sử dụng để xác định thu nhập của người nộp thuế, tính thuế và các khoản thuế khác được liên quan đến thu nhập đó. Mã số thuế có thể được gọi là mã số cá nhân, mã số doanh nghiệp hoặc mã số đăng ký thuế tùy thuộc vào loại tổ chức hoặc cá nhân đăng ký. Mã số thuế là một yêu cầu pháp lý đối với các doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập ở nhiều quốc gia trên thế giới.

    Ở một số quốc gia, mã số thuế còn được sử dụng để theo dõi các khoản chi trả thuế của người nộp thuế và đảm bảo rằng họ đang đáp ứng các nghĩa vụ thuế của mình. Mã số thuế thường được yêu cầu khi đăng ký các tài khoản ngân hàng, đăng ký các khoản vay hoặc các hợp đồng kinh doanh, và thực hiện các giao dịch tài chính khác.

    Trường hợp bị đóng mã số thuế?

     Trước khi tìm hiểu về mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng thì chúng tôi xin đưa ra một số Trường hợp bị đóng mã số thuế?

    Căn cứ theo Thông tư 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012, hướng dẫn Luật quản lý thuế về đăng ký thuế, tại khoản 2, điều 15: đối với người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế nhưng không khai báo với cơ quan thuế, quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, sau ba lần gửi Thông báo yêu cầu người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, nếu không có phản hồi từ phía người nộp thuế thì cơ quan thuế liên hệ với chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin, tình hình thực tế về sự tồn tại của người nộp thuế.

    a) Trường hợp người nộp thuế không còn kinh doanh nhưng vẫn cư trú trên địa bàn thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế hoặc thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế nếu không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.

    b) Trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không xác định được tung tích thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận về tình trạng không còn hoạt động tại địa điểm kinh doanh của người nộp thuế. Cơ quan thuế cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đăng ký thuế của ngành Thuế, thông báo công khai tình trạng của người nộp thuế và phối hợp cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp đồng thời chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Như vậy, có thể hiểu: mã số thuế của doanh nghiệp có thể bị đóng trong các trường hợp sau đây:

    Thứ nhất: Người nộp thuế ngừng nghĩa vụ khai thuế, nộp thuế mà không chủ động thông báo với cơ quan thuế quản lý.

    Thứ hai: Doanh nghiệp đã quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, cơ quan thuế gửi công văn thông báo về việc vi phạm  mà không có phản hồi.

    Thứ ba: Khi cơ quan thuế kiểm tra không thấy người nộp thuế hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế.

    Trường hợp được xin mở lại mã số thuế bị đóng?

    Theo quy định của Thông tư 95/2016/TT-BTC về đăng ký thuế, theo khoản 1, điều 20, các trường hợp được xin khôi phục mã số thuế như sau:

    Thứ nhất: Doanh nghiệp bị cơ quan thuế có thẩm quyền thu hồi Giấy phép, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan thuế có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép.

    Thứ hai: Doanh nghiệp đang ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận; cơ quan quản lý khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép.

    Thứ ba: Doanh nghiệp đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

    Thứ tư: Do lỗi của cơ quan thuế, doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

    Mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng

    TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ

    ___________

    Số: ………

     

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc_________________________…., ngày… tháng … năm …

    Đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị khôi phục mã số thuế do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép và trường hợp người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế do lỗi của cơ quan thuế; hoặc đối với trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở; hoặc đối với trường hợp doanh nghiệp đã nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, doanh nghiệp đều phải có đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng. Biểu mẫu được quy định tại Mẫu số 25 /ĐK-TCT (Ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính).  Cụ thể Mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng như sau:

    THÔNG BÁO

    Đề nghị khôi phục mã số thuế

    ____________

    1. Tên người nộp thuế (ghi theo tên NNT đã đăng ký thuế hoặc đăng ký doanh nghiệp): ………

    2. Mã số thuế:………………………………………………………………………………………………….

    3. Địa chỉ trụ sở (ghi theo địa chỉ trụ sở của tổ chức đã đăng ký thuế hoặc của doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã):

    4. Địa chỉ kinh doanh (ghi địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế):…………………………………………………….

    5. ………………………………………………………………………………………………………………… Lý do đề nghị khôi phục mã số thuế:………………………………………………………………………………………………………..

    6. Hồ sơ đính kèm:

    Người nộp thuế cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của thông báo này./.

    Nơi nhận:

    – CQT quản lý;

    – Lưu: VT

    NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc NGƯỜI ĐẠI DIỆN
    THEO PHÁP LUẬT

                                  (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

    Lưu ý: Người nộp thuế là tổ chức không phải đóng dấu khi đăng ký thuế và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải đóng dấu vào văn bản này.

    Tải (download) Mẫu dơn xin mở lại mã só thuế bị đóng

    Tải Về Tại Đây

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng. Trong trường hợp Quý Khách hàng gặp bất kỳ khó khăn cần hỗ trợ về thủ tục mở lại mã số thuế bị đóng, hãy liên lạc với chúng tôi qua đường dây nóng để được tổng đài viên phục vụ kịp thời.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *