Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2024

Trong bài viết này, Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ cung cấp tới Quý độc giả các thông tin hữu ích về Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2024.

Trong bài viết này, Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ cung cấp tới Quý độc giả các thông tin hữu ích về Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2024.

Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2024

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng các điều kiện về thời gian báo trước.

Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí một bên là những trường hợp chấm dứt chỉ phụ thuộc và ý chí của một bên chủ thể những được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện. So với các sự kiện chấm dứt nói trên là sự kiện dễ gây bất đồng và tranh chấp bởi sự chấm dứt này thường gây những hậu quả bất lợi cho chủ thể bị chấm dứt.

Để việc chấm dứt hợp đồng lao động một cách nhanh chóng thì trinh tự thủ tục cũng như mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động là những yếu tố quyết định. Trong bài viết lần này chúng tôi xin cung cấp một số hiểu biết cơ bản xoay quanh mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động.

Mục lục

    Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

    Chấm dứt hợp đồng lao động là quá trình chấm dứt một mối quan hệ lao động giữa nhà tuyển dụng và nhân viên theo các điều kiện và quy định được quy định trong hợp đồng lao động.

    Thường thì có ba loại chấm dứt hợp đồng lao động:

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động vì lí do của người lao động: Nhân viên có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động vì một số lý do như muốn thôi việc, chuyển đổi công việc khác hoặc đi học.

    2. Chấm dứt hợp đồng lao động vì lí do của nhà tuyển dụng: Nhà tuyển dụng có thể chấm dứt hợp đồng lao động nếu nhân viên vi phạm quy định công ty, thời hạn hợp đồng kết thúc hoặc do các lí do khác như sự suy giảm năng suất làm việc hoặc sự giảm thu nhập.

    3. Chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn hợp đồng, thỏa thuận để chấm dứt….

    Trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động, các bên cần tuân thủ các quy định và điều khoản được quy định trong hợp đồng lao động, bao gồm các thủ tục pháp lý cần thiết để chấm dứt hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng lao động cũng có thể gây ra nhiều tranh chấp và vấn đề pháp lý, do đó, nên thực hiện đầy đủ các thủ tục và tuân thủ các quy định pháp lý để tránh các rủi ro và tranh chấp không đáng có.

    Điều kiện để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

    Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng các điều kiện về thời gian báo trước như sau:

    + Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    + Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

    + Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.

    + Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Bên cạnh đó, có 07 trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước theo Khoản 2 – Điều 35 – Bộ luật Lao động năm 2019 khi:

    + Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019.

    + Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động năm 2019.

    + Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đạp hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

    + Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    + Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019.

    + Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    + Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

    Sau khi xem xét, những điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động tiến hành những thủ tục tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động.

    Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật bị xử lý như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019 thì NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ:

    – Không được trợ cấp thôi việc.

    – Phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

    – Phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019. Theo đó, Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

    NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật xử lý như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2019 thì NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ:

    1. Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ. 

    Sau khi được nhận lại làm việc, NLĐ hoàn trả cho NSDLĐ các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của NSDLĐ.

    Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

    Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

    2. Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả tại Điểm (1) NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

    3. Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải trả tại Điểm (1) và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

    >>>>>> Tham khảo: Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

    Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động

    Quý vị có thể tham khảo mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động sau đây:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ——————————–

     

    ĐƠN XIN THÔI VIỆC

     

    Kính gửi : Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Hoàng Hà

    Tôi tên là: Đặng Hoàng My

    Chức vụ: Phó phòng                         Bộ phận: Hành chính – nhân sự

    Nay tôi làm đơn này, kính xin Ban giám đốc cho tôi được thôi việc kể từ ngày … tháng … năm……

    Lý do: nghỉ hưu

    Tôi đã bàn giao công việc cho: Nguyễn Minh Tâm

    Bộ phận: Hành chính – nhân sự

    Các công việc được bàn giao:

    – Tuyển dụng nhân sự;

    – Đào tạo nhân sự;

    – Soạn thảo các hợp đồng lao động cho nhân viên;

    – Thực hiện một số thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

    Tôi cam đoan đã bàn giao công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.

    Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Trưởng bộ phận

    Nguyễn Minh Tâm

    Người làm đơn

    Đặng Hoàng My

    Tải (Download) mẫu Đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động

    Download Tại Đây

    Những lưu ý khi viết mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động

    Để thông báo đơn phương xin chấm dứt hợp đồng lao động thì phải chú ý thể hiện được rõ ràng các căn cứ nghỉ việc cũng như đảm bảo được quy định về thời hạn thông báo trong mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động. Việc không đảm bảo đúng điều kiện xin nghỉ việc theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này sẽ bị coi là trái quy định pháp luật và hậu quả người lao động sẽ phải gánh chịu những nghĩa vụ sau:

    Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Phải bồi trường một khoản tiền cho người sử dụng lao động tương ứng với mức lương mà nhân viên được hưởng với những ngày quá hạn thời gian báo trước.

    Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người lao động nếu có.

    Chính vì thế, phải đặc biệt lưu ý về việc thời hạn thông báo trước.

    Như vậy, trên đây là toàn bộ những nội dung cơ bản cũng như những điều cần lưu ý khi chấm dứt hợp đồng lao động và mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao độngQuý vị có những băn khoăn vướng mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557 để được tư vấn, hỗ trợ, trân trọng.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *