Mẫu đơn từ chức tổ trưởng 2024 mới nhất
Mẫu đơn từ chức tổ trưởng cần có những thông tin gì? Quý độc giả có thể tham khảo nội dung bài viết để có thêm thông tin về vấn đề này.
Mẫu đơn từ chức tổ trưởng 2024 mới nhất
Để đảm bảo được vị trí công việc, tổ trưởng sản xuất phải là người vừa am hiểu những kiến thức chuyên môn, vừa có kỹ năng quản lý tốt thì mới điều hành hoạt động của tổ sản xuất đạt hiệu quả.
Tổ trưởng tổ sản xuất là một trong những vị trí không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến quy định về vị trí này cũng như yêu cầu của vị trí này.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi cũng sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Mẫu đơn từ chức tổ trưởng.
Tổ trưởng tổ sản xuất là gì?
Tổ trưởng tổ sản xuất là người đứng đầu các tổ sản xuất trong nhà máy, có nhiệm vụ quản lý, giám sát mọi hoạt động trong tổ sản xuất đó. Để đảm bảo được vị trí công việc này, tổ trưởng sản xuất phải là người vừa am hiểu những kiến thức chuyên môn, vừa có kỹ năng quản lý tốt thì mới điều hành hoạt động của tổ sản xuất đạt hiệu quả.
Mô tả công việc của tổ trường tổ sản xuất
– Quản lý, điều hành hoạt động sản xuất:
+ Thường xuyên cập nhật kế hoạch sản xuất để đảm bảo đáp ứng đúng tiến độ, yêu cầu sản xuất.
+ Nhận bàn giao, phổ biến và phân công công việc cho công nhân trước mỗi ca làm việc.
+ Thực hiện việc điểm danh – chấm công, kiểm tra đồng phục – bảo hộ lao động của công nhân trong tổ sản xuất.
+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công nhân chấp hành đúng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất, tiêu chuẩn án toàn lao động.
+ Giám sát việc sử dụng nguyên liệu của công nhân để hạn chế đến mức thấp nhất việc tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất.
– Giải quyết sự cố, tình huống phát sinh:
+ Kịp thời phát hiện và xử lý ngay những nguy cơ có thể xảy ra trong qua trình sản xuất, đe dọa đến sự an toàn của công nhân và các trang thiết bị.
+ Giải quyết công bằng những mâu thuẫn xảy ra giữa các công nhân trong quá trình sản xuất, đảm bảo công nhân cảm thấy được tôn trọng và chuyên tâm hoàn thành công việc.
+ Nhanh chóng báo cáo lên cấp trên những sự cố, tình huống không giải quyết được xảy ra trong tổ sản xuất.
– Tuyển dụng, đào tạo:
+ Báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự phục vụ công việc của tổ sản xuất cho bộ phận nhân sự.
+ Phối hợp với bộ phân liên quan tuyển chọn nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc.
+ Tổ chức huấn luyện quy trình, tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên mới; bồi dưỡng, nâng cao tay nghề – trình độ cho công nhân.
– Quản lý công cụ, trang thiết bị trong tổ sản xuất:
+ Kiểm tra, đảm bảo các trang thiết bị sẵn sàng hoạt động trước khi vào ca sản xuất.
+ Ghi nhận các thông tin hư hỏng và liên lạc với bộ phận kỹ thuật xử lý kịp thời để không làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ sản xuất.
– Các công việc khác:
+ Định kỳ thực hiện việc đánh giá tình hình lao động sản xuất, việc chấp hành các quy định, quy trình về an toàn lao động, vệ sinh lao động của công nhân trong tổ.
+ Tham gia đầy đủ các cuộc họp định kỳ: Xây dựng kế hoạch kinh doanh; tổng kết tình hình sản xuất; xét khen thưởng – kỷ luật tổ sản xuất, phân xưởng…
+ Chủ động đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nhà máy.
Nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất
– Nhận kế hoạch hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày của Chi nhánh điện, Đội, phân xưởng… Phân công công việc cho các tổ viên thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Nắm chắc tình hình thiết bộ, phương thức vận hành thuộc phạm vi quản lý, chủ động giải quyết các tồn tại và phát sinh nhằm đảm bảo cho thiết bị vận hành an toàn, liên tục, kinh tế và ngăn ngừa sự cố.
– Nắm vững các quy trình vận hành, quy trình thao tác, xử lý sự cố, phòng chống cháy nổ, quy trình kỹ thuật an toàn điện có liên quan đến nhiệm vụ được giao.
– Nắm được khả năng, sở trường và trình độ tay nghề của từng tổ viên để phân công công việc hợp lý và có hiệu quả.
– Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc các tổ viên chấp hành đúng quy trình, quy định hiện hành về kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật an toàn, quản lý và sử dụng tốt các trang thiết bị sản xuất, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và phương pháp sơ, cấp cứu người bị nạn.
– Tổ chức huấn luyện quy trình, quy phạm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho từng tổ viên.
– Tổ chức nơi làm việc ngăn nắp, khoa học, đảm bảo an toàn và vệ sinh, kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổ chức thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ mất an toàn đe dọa đến con người và thiết bị phát sinh trong quá trình lao động sản xuất.
Tham khảo: Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ
Những lưu ý khi viết đơn xin từ chức tổ trưởng
Khi viết đơn xin từ chức tổ trưởng, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên lưu ý để đảm bảo rằng đơn của bạn được viết đúng cách và gửi đến đúng người nhận. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi viết đơn xin từ chức tổ trưởng:
– Bắt đầu bằng việc ghi rõ thông tin cá nhân của bạn, bao gồm tên, chức vụ hiện tại và thông tin liên lạc.
– Trình bày lý do vì sao bạn muốn từ chức, một cách rõ ràng và thật chân thành. Lý do của bạn có thể là do sức khỏe, gia đình, hoặc có thể do mong muốn thay đổi vị trí làm việc.
– Trình bày những thành tựu và kinh nghiệm của bạn trong vai trò tổ trưởng. Cung cấp thông tin chi tiết về những gì bạn đã đạt được và những cách mà bạn đã đóng góp cho tổ chức.
– Nếu có, đề cập đến bất kỳ vấn đề hay mối quan tâm nào mà bạn đã gặp phải trong vai trò tổ trưởng. Hãy đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề đó, nếu có.
– Kết thúc đơn của bạn bằng cách cảm ơn quản lý và đồng nghiệp của bạn đã hỗ trợ bạn trong vai trò tổ trưởng. Bạn cũng có thể đề nghị giúp đỡ quản lý và đồng nghiệp của bạn trong quá trình chuyển giao.
– Chú ý đến ngôn ngữ và cách sử dụng từ. Viết một đơn xin từ chức rõ ràng, lịch sự và chuyên nghiệp.
– Kiểm tra lại ngữ pháp và chính tả trước khi gửi đơn của bạn. Bạn có thể muốn đọc lại và chỉnh sửa nhiều lần để đảm bảo rằng nó hoàn toàn chính xác trước khi gửi đến người nhận.
– Cuối cùng, đảm bảo rằng bạn gửi đơn của mình đến người quản lý của bạn hoặc bộ phận nhân sự của công ty, tùy thuộc vào quy trình của tổ chức. Hãy đảm bảo rằng bạn biết ai là người nhận đơn và địa chỉ email hoặc địa chỉ gửi đơn của họ.
Mẫu đơn từ chức tổ trưởng
Quý vị có thể tham khảo mẫu đơn từ chức tổ trưởng dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …….., ngày … tháng … năm ……… ĐƠN XIN TỪ CHỨC – Căn cứ Điều lệ Công ty; – Căn cứ Nghị định 159/2020/NĐ-CP Nghị định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp – Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020. Kính gửi: Chủ tịch hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên ………………………………. Tôi tên là: …………………………………………… Sinh năm: …………………………………….. Chứng minh nhân dân/Căn cước số: ……………………………………………………………… Cấp ngày: ……………………………………….. Cấp tại: ……………………………………………. Chức vụ: Tổ trưởng. Tôi xin trình với quý cơ quan nội dung sau: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Do đó, tôi làm đơn này đề nghị quý cơ quan xem xét, giải quyết đơn từ chức của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI LÀM ĐƠN (ký và ghi rõ họ tên) |
Tải (download) Mẫu đơn từ chức tổ trưởng
Như vậy, trên đây là Mẫu đơn từ chức tổ trưởng mà chúng tôi đã trình bày. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày một số nội dung liên quan tới vị trí tổ trưởng tổ sản xuất để quý bạn đọc hiểu hơn và nắm bắt dược những nội dung cơ bản như công việc của tổ trưởng tổ sản xuất, trách nhiệm, quyền hạn của tổ trưởng tổ sản xuất.
>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin từ chức
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc