Mẫu Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi mới nhất 2024
Thuế Gia Lộc – Mẫu Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi mới nhất 2024
Một số thông tin xin chia sẽ đến bạn, nều cần góp ý xin liên hệ email [email protected]. Xin cảm ơn!
- 1. Mẫu Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi
- 2. Hướng dẫn viết đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi
- 3. Ý kiến của con quan trọng thế nào khi cha mẹ ly hôn?
- 3.1 Khi nào cần xin ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn?
- 3.2 Lưu ý gì về việc lấy ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn?
1. Mẫu Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày ….. tháng ….. năm …..
ĐƠN TRÌNH BÀY NGUYỆN VỌNG CỦA CON
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………………………………….
Cháu tên là:…………………………………………………………………
Sinh ngày…. tháng… năm….
Địa chỉ hiện tại: ……………………………………………………………
Cháu hiện là con của bố……………… và mẹ ……………………………
Cháu làm đơn này xin trình bày với Tòa án một nguyện vọng như sau:
………………………………………………………………………………
Hôm nay, cháu làm đơn này, kính mong Tòa án chấp nhận nguyện vọng này của cháu.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Cha và Mẹ (Ký, ghi rõ họ tên) | Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ và tên) |
2. Hướng dẫn viết đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi
– Mục “Kính gửi”: Điền thông tin của Tòa án nơi bố mẹ làm thủ tục ly hôn
Nếu ly hôn thuận tình: Tòa án nhân dân cấp huyện – nơi bố mẹ thỏa thuận nộp đơn thuận tình ly hôn
Nếu ly hôn đơn phương: Tòa án nhân dân cấp huyện – nơi thường trú/tạm trú/cư trú/làm việc của người bị yêu cầu ly hôn đơn phương
– Mục Thông tin về người làm đơn: Ở mục này, cháu bé phải điền đầy đủ thông tin:
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Địa chỉ hiện tại đang sinh sống
Thông tin về cha và mẹ của cháu bé
– Mục “nội dung trình bày”: Ở mục này, tùy vào từng trường hợp cụ thể của gia đình, cháu bé sẽ trình bày nguyện vọng của mình: Muốn được ở với mẹ hay ở với bố.
Lưu ý: Mẫu đơn quý khách hàng có thể viết theo mẫu trên. Tuy nhiên, nội dung mẫu sẽ phải do cháu bé viết tay, không soạn sẵn.
3. Ý kiến của con quan trọng thế nào khi cha mẹ ly hôn?
3.1 Khi nào cần xin ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn?
Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13, khi vợ chồng ly hôn, hai người có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con cũng như người phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Đồng thời, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, chỉ khi con từ đủ 07 tuổi trở lên thì khi cha mẹ ly hôn, Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con nếu muốn đưa con cho một trong hai bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
3.2 Lưu ý gì về việc lấy ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn?
– Phải lấy ý kiến một cách thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cũng như giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên (theo khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
– Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực về tâm lý cho con.
– Không ép buộc, gây áp lực, căng thẳng cho con (theo khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP).
Dịch vụ kế toán của Lộc Phát rất hân hạnh phục vụ hỗ trợ quý thương nhân về kê khai thuế, báo cáo thuế. Nhận thành lập mới, thay đổi, tạm ngưng, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp công ty và hộ kinh doanh. Ngoài ra đội ngũ IT chúng tôi hỗ trợ thiết kế website, clone web chất lượng cao. ( Trần Thịnh thiết kế website, clone web chất lượng cao)
Theo Luavietnam