Mẫu đơn tố giác tội phạm kèm hướng dẫn viết

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới Quý độc giả các thông tin hữu ích về Mẫu đơn tố giác tội phạm. Mời Quý vị theo dõi.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới Quý độc giả các thông tin hữu ích về Mẫu đơn tố giác tội phạm. Mời Quý vị theo dõi.

Mẫu đơn tố giác tội phạm kèm hướng dẫn viết

Tố giác tội phạm được pháp luật quy định là quyền của công dân thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chứng kiến hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về hình sự của cá nhân hoặc tổ chức nào đó, để hành vi vi phạm pháp luật đó bị xử lý đúng theo quy định.

Khi xã hội phát triển thì tội phạm ngày càng hoạt động trở nên tinh vi và dùng nhiều thủ đoạn để qua mắt cơ quan chức năng. Có những tội phạm hoạt động mà cơ quan chức năng phát hiện và xử lý được nhờ việc tố giác của người dân. Để tố giác tội phạm người dân cần phải nộp đơn tố giác tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy mẫu đơn tố giác tội phạm được trình bày như thế nào?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến đơn tố giác tội phạm.

Mục lục

    Tố giác tội phạm là gì?

    Tố giác tội phạm được pháp luật quy định là quyền của công dân thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chứng kiến hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về hình sự của cá nhân hoặc tổ chức nào đó, để hành vi vi phạm pháp luật đó bị xử lý đúng theo quy định.

    Mẫu đơn tố giác tội phạm là gì?

    Mẫu đơn tố giác tội phạm là văn bản để công dân thông báo với cơ quan nhà nước về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức nào đó, trong đơn tố giác gồm các nội dung cơ bản như họ tên người tố giác, người bị tố giác, sự việc diễn ra hành vi phạm tội….

    Mẫu đơn tố giác tội phạm

    Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

    Độc lập – Tự do – hạnh phúc

     

    ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

    (Về hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng……….sinh năm: ……., trú tại:…………………………………………….)

    Kính gửi: – Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh/thành phố…;

    – Cục cảnh sát điều tra về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ;

    – Cục an ninh điều tra A92 Bộ Công an;

    – Công an quận/huyện…..

    Tôi là: ……………………………………… sinh năm: ……………………

    Chứng minh nhân dân số: ……………do …………cấp ngày………………………

    Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………

    Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………….

    Chức vụ: …………………………………………………………………………..

    Số điện thoại: ………………………………………………………

    Tôi làm đơn này tố giác hành vi vi phạm ……….. của ông/bà ………sinh năm …….., trú tại:………………………………. Nội dung vụ việc như sau:

    Ngày …./…/20………..…………………………………………………

    ……………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………

    Hành vi vi phạm pháp luật hình sự của đối tượng ……………….được thể hiện như sau:

    1. …………………………………………………………………………

    2……………………………………………………………………………

    3. …………………………………………………………………………

    4. …………………………………………………………………………

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ông/bà……………………….đã vi phạm điều ….., luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Chúng tôi xin tường trình, báo cáo sự việc và đề nghị các Qúy cơ quan điều tra các nội dung liên quan tới những hành vi phạm pháp của đối tượng bằng văn bản để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của Ông/bà……………………………..

    Nay bằng đơn này và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, kính đề nghị các Qúy cơ quan xác minh điều tra làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng……..để bảo đảm việc tuân theo pháp luật được thực thi nghiêm túc.

    Tôi xin trân trọng cảm ơn!

    Những tài liệu kèm theo gồm có:

    –         …………………………….

     

     

    NGƯỜI TỐ GIÁC

     

     

     

    Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác

    Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cơ quan có thẩm quyền điều tra đối với đơn tố giác như sau:

    – Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

    – Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:

    + Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;

    + Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

    Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

    + Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

    Không tố giác tội phạm có vi phạm pháp luật không?

    Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) hành vi không tố giác tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

    – Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật hình sự quy định.

    – Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật hình sự, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự.

    Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu đơn tố giác tội phạm được trình bày như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *