Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook đúng chuẩn
Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook là một trong những nội dung được rất nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.
Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook đúng chuẩn
Xúc phạm danh dự là dùng những lời lẽ khó nghe, mang tính sỉ nhục, thô bỉ, nhục mạ nhằm hạ thấp, chà đạp giá trị của người khác, đồng thời làm giảm uy tín, gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của đối phương.
Trong những năm gần đây với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội đặc biệt là facebook đã tác động rất lớn đến đời sống xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực đó là việc xúc phạm danh dự trên facebook, vì vậy Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook rất được quan tâm.
Xúc phạm danh dự là gì?
Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.”
Như vậy, danh dự, nhân phẩm, uy tín là những yếu tố gắn liền với mỗi cá nhân, thể hiện phẩm chất, đạo đức và giá trị của mỗi cá nhân. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Hiện nay, Khoản 1 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
” Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội được hiểu là những hành vi có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng hành động gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Thông thường, lời nói được sử dụng để xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác trên mạng xã hội thường là lời nói có tính chất miệt thị, sỉ nhục với mục đích mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau.
Xúc phạm danh dự dùng những lời lẽ khó nghe, mang tính sỉ nhục, thô bỉ, nhục mạ nhằm hạ thấp, chà đạp giá trị của người khác, đồng thời làm giảm uy tín, gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của đối phương.
Đây là một hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ. Khi một người bị xúc phạm danh dự nếu họ am hiểu về các quy định của pháp luật liên quan đến cấu thành, chế tài xử phạt, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì có thể tự bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình.
Với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay nhiều người đã lợi dụng để thực hiện hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình thì người bị xúc phạm có thể làm đơn tố cáo tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Vậy khi bị xúc phạm danh dự trên facebook thì phải làm như thế nào? Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook ra sao? Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua những nội dung tiếp theo dưới đây.
Cách viết đơn tố cáo khi bị xúc phạm danh dự trên facebook
Hiện nay không có quy định về Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook theo đó có thể tự viết đơn và phải đảm bảo các nội dung sau:
– Tương tự như các mẫu đơn khác thì đơn tố cáo cần có quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn.
– Tên đơn viết bằng chữ tin hoa có dấu, ví dụ: ĐƠN TỐ CÁO
– Đơn tố cáo cần ghi đầy đủ, chính xác thông tin của bên tố cáo, trường hợp biết rõ thông tin của bên bị tố cáo thì ghi nội dung thông tin này.
– Nội dung đơn tố cáo phải được trình bày khoa học, rõ ràng, diễn tả lại hành vi phạm tội theo trình tự không gian thời gian cụ thể để qua đó cơ quan chức năng có thể xác định được có hay không hành vi vi phạm pháp luật để tiến hành xem xét, thẩm định đơn theo quy định.
Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook
Quý độc giả có thể tham khảo Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
….., ngày…. .tháng…… năm 2021
ĐƠN TỐ CÁO
(V/v: Hành vi có dấu hiệu phạm Tội vu khống, Tội làm nhục người khác)
Kính gửi:……………………………………………………………………………..
Tôi tên là: ……………………………………………………………………………
Sinh ngày: …………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số: ……………………………………………………………
Ngày cấp: …./…/……. Nơi cấp: …………………………………………………
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………
SĐT liên hệ: ………………………………………………………………………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Ông/ Bà: ……………………………………………………………………………..
Sinh ngày: ……………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số: ……………………………………………………………
Ngày cấp:…./…/…Nơi cấp: …………………………………………………………
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………
Nội dung tố cáo: Hành vi có dấu hiệu phạm tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội đưa thông tin, sự việc sai sự thật lên Facebook của chủ tài khoản facebook …………………
Tôi xin trình bày lại sự việc như sau:
Ông/bà B là chủ nhân của tài khoản Facebook mang tên …………………………
Gần đây, Ông/ Bà: B đã sử dụng trang Facebook mang tên ………. công khai đăng những dòng trạng thái trên trang cá nhân với những lời lẽ, nội dung sai sự thật, những lời lẽ cố ý xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi.
Cụ thể, vào lúc…………. Ngày/tháng/năm…. Ông/ Bà:B đã đăng tải những dòng trạng thái trên facebook như sau:
“………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………”
(Những lời lẽ vu khống, xúc phạm tôi xin đính kèm hình ảnh tôi đã chụp lại nội dung Ông/ Bà…đã đăng trên Facebook đính kèm đơn này)
Vì những lý do trên, tôi viết đơn này kính đề nghị Quý Cơ quan:
1. Yêu cầu Ông/ Bà:…..dừng ngay hành vi đăng những dòng trạng thái trên trang cá nhân với những lời lẽ, nội dung bịa đặt, sai sự thật, cố ý xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi.
2. Buộc Ông/ Bà:….. đăng bài viết để chế độ công khai xin lỗi tôi trên mạng xã hội.
3. Xác minh, điều tra, làm rõ hành vi vi phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xử lý theo quy định của pháp luật, trả lại công bằng và bảo vệ cuộc sống bình yên cho tôi, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người theo quy định pháp luật.
Tôi xin cam đoan những trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tải download Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook
Đơn tố cáo gửi cho ai?
Khi bị xúc phạm danh dự, nhân phâm một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó làm tố cáo như thế nào và đơn tố cáo gửi cho cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định của pháp luật hiện hành Các cơ quan Nhà nước sau đây sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của người dân:
– Cơ quan điều tra;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát các cấp;
– Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an.
Như vậy cách đơn giản nhất khi bị xúc phạm danh dự có thể đến Cơ quan công an (Công an xã, phường, thị trấn, … ) nơi mình cư trú để nộp đơn tố cáo.
Khi nộp đơn tố cáo các giấy tờ, tài liệu cần mang theo khi đi trình báo tại Cơ quan Công an gồm:
– Đơn trình báo vụ việc;
– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…);
– Các tài liệu, chứng cứ.
Xử lý xúc phạm danh dự qua facebook thế nào?
Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại điểm a, điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì hành vi Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi:
“a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”
Cũng theo quy định tại điểm e, g của khoản 3, điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP về Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy cập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin thì mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức , cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu giữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Như vậy theo quy định trên, hành vi xúc phạm danh dự người khác có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong tùy từng trường hợp đối với mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” theo điều 155 hoặc “Tội vu khống” theo điều 156 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
– Hình phạt tội làm nhục người khác quy định như sau:
+ Khoản 1, điều 155, tội làm nhục người khác phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
+ Khoản 2, điều 155 tội làm nhục người khác bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
+ Khoản 3, điều 155 tội làm nhục người khác bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
+ Khoản 4, điều 155 tội làm nhục người khác thì “Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
– Hình phạt tội vu khống quy định như sau:
+ Khoản 1, điều 156 tội vu khống bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
+ Khoản 2, điều 156 tội vu khống bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
+ Khoản 3, điều 156 tội vu khống bị phạt tù từ 03 năm đén 07 năm.
+ Khoản 4, điều 156 tội vu khống “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề.”
Thứ ba: Bồi thường thiệt hại
Việc gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo các quy định tại điều 584, 592 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:
+ Điều 584, Quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
+ Điều 592, quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, bao gồm:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Mức đền bù do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc