Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức mới nhất 2024

Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức gồm những nội dung gì? Trình bày như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức gồm những nội dung gì? Trình bày như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức mới nhất 2024

Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức gồm những nội dung gì? Trình bày như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về đơn tố cáo cán bộ, công chức và cung cấp Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức. Mời Quý độc giả theo dõi:

Mục lục

    Tố cáo cán bộ, công chức là gì?

    Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:

    1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

    a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

    2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

    a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    c) Cơ quan, tổ chức.

    3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

    Như vậy với quy định nêu trên ta có thể hiểu: trường hợp cá nhân biết về hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc vi phạm trong việc quản lý nhà nước của cán bộ, công chức mà hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, theo đó khi phát hiện hành vi trên, cá nhân thực hiện báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết được hành vi vi phạm của cán bộ, công chức nêu trên.

    Các hình thức tố cáo cán bộ, công chức

    Căn cứ tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 ta có hai hình thức tổ cáo đó là bằng đơn tố cáo hoặc bằng hình thức trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

    – Tố cáo bằng đơn tố cáo: Đơn tố cáo được trình bày theo mẫu, mẫu đơn tố cáo cán bộ, công chức là mẫu văn bản trình bày các thông tin của người bị tố cáo ( cán bộ, công chức) cùng với những hành vi vi phạm mà họ gây ra để gửi và thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để họ có những biện pháp xử lý và ngăn ngừa những hậu quả có thể xảy ra gây thiệt hại cho cá nhân, cho xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chung hợp pháp.

    – Tố cáo bằng hình thức trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

    + Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ các nội dung như mục.

    + Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

    Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức là gì?

    Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức là mẫu văn bản nhằm báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức.

    Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.

    Khi nào soạn đơn tố cáo cán bộ công chức?

    Theo Luật Tố cáo hiện hành thì:

    Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

    – Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

    + Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    + Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    + Cơ quan, tổ chức.

    – Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

    Như vậy, việc tố cáo cán bộ, công chức thường được thực hiện khi tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức. Ngoài hình thức tố cáo trực tiếp, người tố cáo cán bộ, công chức có thể làm đơn – đơn tố cáo cán bộ, công chức.

    Nội dung Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức

    Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức không có quy định sẵn mà chúng ta cần phải đảm bảo một số nội sung sau:

    – Quốc hiệu tiêu ngữ;

    – Ngày tháng năm làm đơn;

    – Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn;

    – Người tố cáo, thông tin của người tố cáo;

    – Cán bộ viên chức bị tố cáo, thông tin, nơi làm việc, chức vụ của người bị tố cáo;

    – Nội dung tố cáo;

    – Yêu cầu giải quyết tố cáo;

    – Tài liệu chứng cứ kèm theo;

    – Người tố cáo ký tên.

    Tham khảo Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức

    Quý vị có thể tham khảo Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức dưới đây:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ————–

    ĐƠN TỐ CÁO

    Kính gửi (1): ……………………………………………………………………………..

    Họ và tên tôi (2): ……………………………….…… Sinh ngày (3):……………………..

    Chứng minh nhân dân số (4): ………………………

    Ngày cấp (5): …./…/……. Nơi cấp (6): ………………………

    Hộ khẩu thường trú (7): …………………………………………………………………..

    Chỗ ở hiện tại (8):………………………………………………………………………….

    Số điện thoại liên hệ (9): ………………………………………………

    Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

    Anh (10): …………………………………………………Sinh ngày (11):……………………..

    Chứng minh nhân dân số (12): ………………………….

    Ngày cấp (13):………………………………………Nơi cấp (14): ……………………………

    Hộ khẩu thường trú (15): …………………………………………………………………..

    Chỗ ở hiện tại (16): …………………………………………………………………………

    Vì anh (10) ……………….. đã có hành vi (17)………………………………………………………

    Sự việc cụ thể như sau: (18)

    …………………………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………

    Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của anh ……………… (10) có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

    Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

     ….., ngày … tháng… năm 20…

       Người tố cáo    

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Tải (Download) Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức

     

    Download Tại Đây

    Hướng dẫn soạn Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức

    Theo quy định của Luật Tố cáo, trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:

    – Ngày, tháng, năm tố cáo;

    – Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

    – Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

    – Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

    – Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

    Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

    Cách điền mẫu Đơn tố cáo nêu trên như sau:

    (1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

    (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Thông tin cá nhân của người làm Đơn tố cáo;

    (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) Thông tin cá nhân của người bị tố cáo

    (17) Tên của hành vi. Chẳng hạn: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…

    (18) Nội dung cụ thể sự việc, hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì; căn cứ pháp lý xác định hành vi; chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại…

    Có thể gửi kèm những bằng chứng xác thực để chứng minh hành vi vi phạm và thiệt hại gây ra để tăng sức thuyết phục của Đơn tố cáo.

    Người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn.

    Thủ tục thực hiện tố cáo cán bộ, công chức.

    Sau khi làm xong đơn tố cáo, thu thập những chứng cứ kèm theo thì tiến hành nộp đơn tố cáo, cụ thể như sau:

    Bước 1: Nộp đơn tố cáo tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

    Bước 2: Thụ lý đơn tố cáo: Trường hợp thụ lý đơn tố cáo khi đủ điều kiện sau: 

    – Đơn tố cáo được thực hiện đúng quy định:

    + Nếu thực hiện tố cáo bằng cách viết đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Nếu nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo sẽ ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Ngoài ra, người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

    + Nếu người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

    + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

    – Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

    – Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật: Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

    – Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo 

    Bước 3: Xác minh nội dung trong đơn tố cáo hoặc nội dung của người trực tiếp đến tố cáo:

    – Việc xác minh đơn tố cáo phải do cơ quan có thẩm quyền xác minh, hình thức xác minh là văn bản

    – Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

    – Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.

    Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo:

    Dựa trên những nội dung mà người kháng cáo giải trình, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ ban hành kết luận nội dung tố cáo.

    Trong văn bản kết luật nội dung tố cáo phải bao gồm nhưng thông tin sau:

    – Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

    – Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

    – Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

    – Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;

    – Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Và trong vòng 5 ngày kể kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

    Bước 5: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo: Do người có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo thực hiện.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *