Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an mới nhất

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an. Mời Quý độc giả theo dõi nội dung.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an. Mời Quý độc giả theo dõi nội dung.

Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an mới nhất

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an. Mời Quý độc giả theo dõi nội dung.

Trong nhiều trường hợp, cá nhân, tổ chức cần gửi những kiến nghị, đề nghị tới cơ quan công an có thẩm quyền. Theo đó, hình thức ngoài những hình thức kiến nghị bằng điện thoại, phiếu lấy ý kiến, cá nhân, tổ chức có thể kiến nghị bằng đơn kiến nghị (hình thức văn bản).

Để giúp Quý vị có thêm thông tin khi thực hiện thủ tục kiến nghị này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an trong bài viết. Mời Quý vị tham khảo nội dung:

Mục lục

    Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an là gì?

    Mẫu đơn kiến nghị gửi công an là mẫu văn bản áp dụng trong trường hợp một công dân muốn trình báo một hành vi vi phạm hoặc xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình đối với cơ quan công an để xử lý giải quyết hoặc yêu cầu cơ quan công an giải quyết đơn tố giác mà mình đã nộp trước đó.

    Khi nào cần soạn đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an?

    Đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an được soạn gửi tới cơ quan công an có thẩm quyền khi:

    1/ Cần phản ánh, kiến nghị về các nội dung như:

    – Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.

    – Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.

    – Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.

    – Quy định hành chính không hợp pháp.

    – Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

    – Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.

    – Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân…

    2/ Cần đề nghị giải quyết các vụ việc cụ thể. Vụ việc được yêu cầu giải quyết thường là vụ việc mà người viết đơn có vai trò là bị hại, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc những chủ thể đại diện cho những người này.

    Nội dung Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an

    1/ Phần mở đầu

    + Quốc hiệu, tiêu ngữ

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ————

    + Tên văn bản: ĐƠN KIẾN NGHỊ

    + Kính gửi: Cơ quan công an cụ thể (thường là cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết).

    2/ Phần nội dung

    – Thông tin người làm đơn: Người làm đơn phải trình bày cụ thể về lý lịch cá nhân của người làm đơn, người có hành vi vi phạm bao gồm:

    + Họ và tên;

    + Năm sinh;

    + Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;

    + Địa chỉ đăng ký thường trú;

    + Địa chỉ liên hệ;

    + Số điện thoại liên lạc.

    – Giải trình nội dung đề nghị

    Nêu diễn biến của vụ việc (thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc)

    Thiệt hại mà người có hành vi vi phạm gây ra đối với người bị hại (tỷ lệ thương tật, thương tích như thế nào, thiệt hại kinh tế,…)

    – Yêu cầu giải quyết

    + Yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (trách nhiệm dân sự)

    + Xử lý hành vi của người xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người làm đơn theo quy định của pháp luật.

    3/ Phần cuối đơn

    Cuối cùng là phần cam đoan những nội dung trình bày trong đơn là đúng sự thật và người làm đơn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung vừa nêu.

    Người làm đơn phải ký tên, ghi rõ họ tên (không được sao chụp chữ ký).

    Tham khảo Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an

    Quý vị có thể tham khảo các Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an dưới đây:

    + Mẫu số 1:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ————

    ………., ngày…. tháng…. năm…….

    ĐƠN KIẾN NGHỊ

    Kính gửi:……………………………….

    – Căn cứ…;

    – Căn cứ thực tiễn thực hiện.

    Tên tôi là:…………………………………….Sinh ngày……..tháng……..năm……….

    Giấy CMND/thẻ CCCD số:…………..Ngày cấp:…./……/……Nơi cấp (tỉnh, TP……..)

    Địa chỉ thường  trú:……………………………………………………………

    Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………… ….

    Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………

    Tôi xin trình bày với …. sự việc như sau:

    ………………………………………………………………………………………………………………..

    ………………………………………………………………………………………………………………..

    Tôi nhận thấy, quy định ………. tại ……… mà …… ban hành/hướng dẫn/ áp dụng/….. cho…………là không hợp pháp/không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

    Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị ……..xem xét lại quy định này và tiến hành:

    1./………..

    2./……… (Đưa ra đề nghị, phương án giải quyết của bạn, nếu có)

    Kính mong …….. xem xét và đáp ứng đề nghị trên của tôi.

    Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới …… những văn bản, tài liệu chứng cứ sau:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    Tôi xin trân trọng cảm ơn!

    Người làm đơn
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    + Mẫu số 2:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    …………, ngày … tháng … năm …..

     

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ

    (V/v: …………………………………………….)

    Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………………

    Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………….

    Sinh năm: …………………………………………………………………………………………………..

    Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ………………………………………………..

    Ngày cấp: ………………………………………….. Cấp tại: …………………………………………

    Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

    Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………..

    Tôi viết đơn này mong quý cơ quan giải quyết vấn đề: …………………………………….

    Nội dung vụ việc cụ thể như sau:

    ………………………………………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    Lý do viết đơn đề nghị này:

    ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

    Yêu cầu cụ thể:

    ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

    Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

    Tôi xon cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai sót tô xin chịu mọi trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền và trước pháp luật.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Tài liệu gửi kèm theo đề nghị:

    -………………………………………..

    -………………………………………..

    -………………………………………..

    Người làm đơn

    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

     

    Tải (Download) Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an:

    Download Tại Đây

    Hướng dẫn cách soạn Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an

    Thông thường khi viết Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an phải có những mục chủ yếu sau:

    – Ở phần “Kính gửi” đề tên cơ quan tiếp nhận đơn. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin báo về tội phạm được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC;

    – Ở phần “Đ/v” ghi rõ tên hành vi bị yêu cầu  là gì, chẳng hạn: yêu cầu xem xét hành vi Cố ý gây thương tích, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…;

    – Ở phần “Nội dung yêu cầu” nêu vắn tắt diễn biến sự việc, mô tả hành vi trái pháp luật, xác định cơ sở pháp lý được sử dụng để giải quyết sự việc. Phần này nên trình bày ngắn gọn, tách ý rõ ràng để người tiếp nhận đơn dễ dàng nắm bắt nội dung;

    – Để quá trình giải quyết vụ việc được thuận lợi, người làm đơn có trách nhiệm gửi kèm theo đơn những tài liệu, chứng cứ như: biên lai, hóa đơn, chứng từ kế toán hợp lệ, thiết bị chứa tệp tin ghi âm hoặc hình ảnh, lời khai có xác thực của nhân chứng…

    Chú ý: Thẩm quyền giải quyết yêu cầu xử lý hình sự của CQĐT tương ứng với cấp xét xử của Tòa án theo quy định tại khoản 5 Điều 163 và Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    Lưu ý khi làm đơn đề nghị công an giải quyết

    – Thông tin ghi trong mẫu đơn càng chi tiết, càng chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.

    – Nội dung sự việc nên trình bày theo hướng sự việc nào diễn ra trước trình bày trước, sự việc nào diễn ra sau trình bày sau. Nên trình bày theo từ quá khứ đến hiện tại. Nên trình bày ngắn gọn, tách ý rõ ràng để người tiếp nhận đơn dễ dàng nắm bắt nội dung.

    – Cung cấp thông tin người làm đơn và sự việc trình báo càng chi tiết càng tốt. Người làm đơn cần ghi chính xác các thông tin của mình theo các giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân, căn cước công dân và hộ khẩu. Việc ghi thông tin này rất quan trọng, bởi đó là cơ sở để cơ quan công an xác định được họ đang cần giải quyết vấn đề cho ai, liên lạc bằng cách nào. Người làm đơn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai gian dối thông tin cá nhân của mình.

    – Trường hợp muốn nộp đơn nặc danh (ẩn danh) phải trình bày rõ nguyên nhân để được hướng dẫn xử lý thỏa đáng.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *