Mẫu đơn đăng ký sáng chế và hướng dẫn cách điền chi tiết

Thuế Gia Lộc – Mẫu đơn đăng ký sáng chế và hướng dẫn cách điền chi tiết

Một số thông tin xin chia sẽ đến bạn, nều cần góp ý xin liên hệ email [email protected]. Xin cảm ơn!

Đăng ký sáng chế là một trong những quyền của tổ chức, cá nhân khi muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Vậy đơn đăng ký sáng chế viết thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
Mục lục bài viết[Ẩn]
  • 1. Sáng chế là gì? Điều kiện đăng ký sáng chế là gì?
  • 2. Đơn đăng ký sáng chế viết thế nào?
  • 3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký sáng chế
Mục lục

    1. Sáng chế là gì? Điều kiện đăng ký sáng chế là gì?

    Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung có định nghĩa về sáng chế như sau:

    12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

    Theo đó, khi muốn được cơ quan có thẩm quyền bảo hộ quyền sở hữu của mình với những sáng chế – sản phẩm/quy trình biểu hiện của giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề xác định bằng việc ứng dụng quy luật tự nhiên thì cần phải thực hiện đăng ký sáng chế.

    Về điều kiện đăng ký sáng chế, Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định gồm:

    Sáng chế được bảo hộ dưới dạng bằng độc quyền sáng chế

    Sáng chế được bảo hộ dưới dạng bằng độc quyền giải pháp hữu ích

    – Có tính mới.

    – Có trình độ sáng tạo.

    – Có khả năng áp dụng công nghiệp.

    – Không phải là hiểu biết thông thường.

    – Có tính mới.

    – Có khả năng áp dụng công nghiệp.

    2. Đơn đăng ký sáng chế viết thế nào?

    Đơn đăng ký sáng chế hay còn gọi là tờ khai đăng ký sáng chế được ban hành kèm phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN. Cụ thể như sau:

    don dang ky sang che
    Tải về

    3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký sáng chế

    Mẫu đơn đăng ký sáng chế bao gồm các nội dung chính gồm: Nguồn gốc đơn, tên sáng chế, thông tin về chủ đơn (đại diện của chủ đơn), tác giả, chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế, yêu cầu thẩm định nội dung, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, phí và lệ phí, các tài liệu có trong đơn và cam kết của chủ đơn.

    don dang ky sang che

    Trong đó:

    – Nguồn gốc đơn: Có thể là đơn tách hoặc đơn chuyển đổi… Nếu thuộc trường hợp nào thì tích dấu x vào ô vuông tương ứng với mục đó.

    – Tên sáng chế: Ghi tên do chủ sở hữu đặt. Tên này phải đồng bộ với các tên được ghi trong các tài liệu khác.

    – Phân loại sáng chế quốc tế: Việc phân loại này được căn cứ vào bảng phân loại quốc tế sáng chế dịch từ bản tiếng anh của WIPO công bố.

    – Chủ đơn: Điền đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, điện thoại… Nếu chủ đơn đồng thời là tác giả sáng chế thì đánh dấu x vào ô vuông tương ứng.

    – Đại diện của chủ đơn: Nếu thuộc trường hợp nào thì đánh dấu x vào ô vuông tương ứng: Là người uỷ quyền hay người đại diện theo pháp luật… Nội dung này cũng cần ghi đầy đủ tên, địa chỉ, điện thoại, email…

    – Tác giả: Tương tự như trên, trong mục này cần ghi rõ tên, địa chỉ, quốc tịch, điện thoại… của tác giả.

    – Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: Nếu có yêu cầu hưởng một trong các quyền ưu tiên thì đánh dấu x vào ô vuông tương ứng với yêu cầu đó và ghi thông tin liên quan. Nếu không có yêu cầu thì bỏ trống.

    – Yêu cầu thẩm định nội dung: Tương tự như trên. Nếu không có nhu cầu thì có thể bỏ qua phần này.

    – Chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế: Nếu sau khi thẩm định nội dung, sáng chế này không đáp ứng điều kiện bảo hộ, không được cấp bằng độc quyền sáng chế thì có thể đổi sang bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu có yêu cầu. Lúc này, sẽ đánh dấu x vào ô vuông tương ứng.

    – Phí, lệ phí: Nếu đã nộp những khoản phí, lệ phí gì thì đánh dấu x vào ô vuông bên cạnh tương ứng, gồm các loại: Lệ phí nộp đơn, phí thẩm định hình thức, yêu cầu sửa đơn, phí công bố đơn, phí thẩm định nội dung… kèm số tiền đã nộp ở cột thứ ba tương ứng.

    – Các tài liệu có trong đơn: Ghi đầy đủ các tài liệu tối thiểu (tờ khai, bản mô tả, chứng từ nộp phí, lệ phí…) và các tài liệu khác (bản tóm tắt, bản dịch, giấy uỷ quyền…). Đồng thời, ghi rõ số trang, số bản cũng như ngôn ngữ được sử dụng…

    – Cam kết của chủ đơn: Ghi rõ địa chỉ, ngày, tháng, năm làm đơn, ký và đón dấu (nếu có) vào mục này.

    Sau khi đã hoàn thành việc điền đầy đủ tờ khai (đơn) đăng ký sáng chế, người có yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến co quan duy nhất có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

    Địa chỉ cụ thể của Cục này là: Số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

    Ngoài ra, người yêu cầu còn có thể nộp tại một trong các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) hoặc TP. Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng).

    Trên đây là mẫu đơn đăng ký sáng chế cùng hướng dẫn cách viết chi tiết. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

    Dịch vụ kế toán của Lộc Phát rất hân hạnh phục vụ hỗ trợ quý thương nhân về kê khai thuế, báo cáo thuế. Nhận thành lập mới, thay đổi, tạm ngưng, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp công ty và hộ kinh doanh. Ngoài ra đội ngũ IT chúng tôi hỗ trợ thiết kế website, clone web chất lượng cao. ( Trần Thịnh thiết kế website, clone web chất lượng cao)

    Theo Luavietnam

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!