Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản

Để có thêm thông tin về Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản, Quý độc giả vui lòng tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi.

Để có thêm thông tin về Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản, Quý độc giả vui lòng tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi.

Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản

Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản là văn bản do cơ quan, đơn vị, tổ chức gửi đến cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền nhằm xác lập nội dung giải trình về việc chậm báo giảm thai sản trong cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình.

Chế độ thai sản là đặc quyền mà mỗi lao động nữ khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội trả khi nghỉ chế độ thai sản không thể tham gia lao động. Việc khai báo chế độ thai giản của người lao động do đơn vị sử dụng lao động thực hiện tại cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền. Khi có sự thay đổi về việc hưởng chế độ doanh nghiệp phải kịp thời báo cho cơ quan bảo hiểm nếu chậm thông báo phải có văn bản giải trình lý do. Vậy Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản được soạn thảo như thế nào? Chúng tôi xin chia sẻ với Qúy bạn đọc qua bài viết sau.

Mục lục

    Báo giảm thai sản là gì?

    Báo giảm thai sản là thủ tục đơn vị sử dụng lao động báo lên cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền việc người lao động nghỉ việc hưởng thai sản. Báo giảm thai sản là thủ tục không thể thiếu khi đơn vị phát sinh lao động nghỉ thai sản.

    Theo khoản 6 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệm, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) thì:

    6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

    Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

    Thời gian báo giảm thai sản

    Về thời gian báo giảm chậm bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người lao động tạm nghỉ có thể căn cứ vào Mục 10 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 quy định như sau:

    10.1. Đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần.

    Ví dụ: Hồ sơ tháng 8/2017 thì lập hồ sơ phát sinh từ ngày 01/08 đến ngày 31/08/2017.

    10.2. Khi có phát sinh tăng lao động đơn vị phải kịp thời khai báo tăng và thẻ BHYT có giá trị từ ngày khai báo hồ sơ qua hệ thống giao dịch điện tử.

    10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.

    Ví dụ: Người lao động thôi việc ngày 31/07/2017.

    – Nếu đơn vị lập hồ sơ tháng 8/2017, đơn vị báo giảm người lao động từ tháng 8/2017 vào ngày 01/08/2017 thì phải đóng bổ sung giá trị thẻ BHYT tháng 8/2017 và thẻ được sử dụng đến 31/08/2017.

    – Nếu đơn vị lập hồ sơ tháng 8/2017, đơn vị báo giảm người lao động từ tháng 8/2017 vào ngày 28/07/2017 thì chỉ đóng BHXH, BHYT, BHTN BH TNLĐ-BNN đến tháng 07/2017 và được sử dụng thẻ BHYT đến 31/07/2017.

    Lưu ý: Sau khi lập hồ sơ tháng 8/2017 thì không được lập hồ sơ tháng 07/2017 trong các ngày còn lại của tháng 07/2017.

    Thủ tục báo giảm thai sản

    Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hồ sơ đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

    – Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

    – Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

    – Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… (Mẫu D02-TS).

    – Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    Doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ báo giảm bảo hiểm xã hội bằng hình thức nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đăng ký trực tuyến qua mạng.

    Về nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội

    Người sử dụng lao động có thể đến trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý công ty ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh để nộp bộ hồ sơ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên.

    Tuy nhiên, việc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hiện nay không còn phổ biến. Thay vào đó, doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội sử dụng hình thức nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến.

    Về nộp hồ sơ trực tuyến

    Đây là hình thức được khá nhiều cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện áp dụng hiện nay. Công ty thực hiện kê khai báo giảm bảo hiểm xã hội trên phần mềm, sau đó dùng thiết bị chữ ký số (token) để nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Cụ thể thực hiện như sau:

    Bước 1: Truy cập vào trang https://gddt.baohiemxahoi.gov.vn/ để đăng ký tài khoản giao dịch BHXH điện tử cho công ty.

    Bước 2: Sau khi đăng ký thành công, tải phần mềm về máy tính và tiến hành kê khai BHXH. Tiếp theo xuất file hồ sơ, dùng chữ ký số để ký rồi nộp lên cơ quan BHXH.

    Lưu ý: Hiện nay phần mềm đang được sử  dụng phổ biến nhất là Phần mềm kê khai BHXH của Tổng cục BHXH. Đây là phần mềm hỗ trợ miễn phí cho tất cả doanh nghiệp.

    Theo quy định tại Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ, yêu cầu giảm lao động của doanh nghiệp sẽ được giải quyết.

    Công văn giải trình chậm báo giảm thai sản là gì?

    Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản là văn bản do cơ quan, đơn vị, tổ chức gửi đến cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền nhằm xác lập nội dung giải trình về việc chậm báo giảm thai sản trong cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình.

    Quy định về chậm báo giảm thai sản

    Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm báo tăng, giảm lao động khi có biến động trong thời gian quy định mà không có quy định nào cụ thể về việc chậm báo giảm thai sản, do đó nếu đơn vị sử dụng lao động báo giảm thai sản muộn so với thời hạn quy định cần xin hướng dẫn và giải trình với cơ quan bảo hiểm.

    Quy trình tiếp nhận và xử lý công văn giải trình chậm báo giảm thai sản

    Bước 1: Cơ quan bảo hiểm tiếp nhận công văn giải trình của doanh nghiệp.

    Bước 2: Cơ quan tiếp nhận thực hiện trách nhiệm quản lý các thủ tục chuyển công văn đến đơn vị có trách nhiệm tham mưu, giải quyết vấn đề trong công văn.

    Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xác minh tính xác thực nội dung trình bày trong công văn.

    Bước 4: Cơ quan bảo hiểm sẽ soạn thảo công văn trả lời và phương án giải quyết đến đơn vị sử dụng lao động.

    Bước 5: Chuyển công văn đến bộ phận văn thư và trả cho doanh nghiệp.

    Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản 2021 mới nhất

    Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản có dạng như dưới đây:

    CÔNG TY……

    Số:…./CV-….

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    …..,ngày….tháng…..năm………

    CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH CHẬM BÁO GIẢM THAI SẢN

    ( V/v giải trình chậm báo giảm thai sản)

    Kính gửi: Cơ quan bảo hiểm………

    Căn cứ Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;

    Căn cứ Nghị định số:…./……/NĐ-CP ………………………………………….;

    Căn cứ Thông tư số: …………./TT-BYT……………………………………….;

    Căn cứ Quyết định số:……../QĐ-BHXH ………………………………………;

    Căn cứ……………………………………………………………………………;

    Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………

    Mã số doanh nghiệp:…………………………………………………………………

    Trụ sở chính:…………………………………………………………………

    Điện thoại liên hệ:…………………………………………………………………

    Doanh nghiệp…… giải trình về việc chậm báo giảm thai sản cho người lao động như sau:

    Ngày…/…/…. Công ty đã báo cáo về danh sách hưởng chế độ thai sản theo số liệu thống kê dựa trên hồ sơ mà người lao động nộp lại cho bộ phận của công ty. Tuy nhiên, ngày…./…./…. Lao động A ( người lao động có tên trong danh sách hưởng chế độ thai sản ) thông báo nghỉ đột xuất, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Ngày……/…./…. Khi có quyết định cho nghỉ việc đối với lao động A, công ty tiến hành báo cáo về việc giảm thai sản cho cơ quan bảo hiểm.

    Công ty xin cam đoan về nội dung giải trình nêu trên là hoàn toàn có căn cứ và đúng sự thật. Nếu sai công ty xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

    Kính mong Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giải quyết để đảm bảo quyền lợi của những người lao động khác.

    Công ty xin chân thành cảm ơn!

    BAN LÃNH ĐẠO

     

     

     

     

    QUẢN LÝ NHÂN SỰ

     

     

     

     

     Hướng dẫn điền Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản

    Công văn giải trình chậm báo giảm thai sản theo mẫu trên sẽ do đơn vị, tổ chức sử dụng lao động lập và gửi kèm hồ sơ giải quyết giảm chế độ thai sản cho cơ quan bảo hiểm cấp quận/huyện nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Cách điền Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản trên như sau:

    – Góc trên cùng bên trái của công văn ghi rõ tên đơn vị, số công văn;

    – Góc trên cùng, bên phải phía dưới quốc hiệu, tiêu ngữ ghi địa điểm, ngày, tháng, năm lập công văn;

    – Phần kính gửi: là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi đơn vị có trụ sở;

    – Phần căn cứ: ghi các căn cứ là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản có hiệu lực tại thời điểm ra công văn như Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc,… Và các căn cứ khác như công văn, quyết định của cơ quan sử dụng lao động, việc chấm dứt lao động bằng văn bản,…..

    – Thông tin đơn vị ban hành công văn: thông tin về tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ theo đúng thông tin đã đăng ký tại cơ quan bảo hiểm.

    – Phần doanh nghiệp giải trình lý do làm giảm chế độ thai sản muộn: doanh nghiệp có thể sử dụng lý do như mẫu công văn trên trình bày hoặc nêu lý do thực tế của doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. 

    – Phần cuối cùng: Ban lãnh đạo đơn vị sử dụng lao động ký và đóng dấu đơn vị, người quản lý trực tiếp người lao động giảm chế độ ký và ghi rõ họ tên.

    Trên đây là những phân tích của chúng tôi về chủ đề Mẫu công văn giải trình chậm báo giảm thai sản. Hy vọng bài viết sẽ giúp Qúy bạn đọc có thể soạn thảo được văn bản khi doanh nghiệp của mình cần giải trình với cơ quan bảo hiểm để không ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan Qúy bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được chúng tôi tư vấn trực tiếp.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *