Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên mới nhất 2024

Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên mới nhất được chúng tôi cập nhật và chia sẻ trong nội dung bài viết này, mời Quý vị theo dõi.

Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên mới nhất được chúng tôi cập nhật và chia sẻ trong nội dung bài viết này, mời Quý vị theo dõi.

Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên mới nhất 2024

Hồ sơ giáo viên là những loại sổ sách mà giáo viên cần có. Đối với giáo viên tiểu học và giáo viên cấp THCS và THPT thì có những loại hồ sơ cũng khác nhau.

Kiểm tra hồ sơ giáo viên là một hoạt động phổ biến trong các trường học. Việc kiểm tra hồ sơ giáo viên nhằm đánh giá và xem xét giáo viên có đáp ứng được các yêu cầu công việc hay không? Để thực hiện được hoạt động này thì cần có biên bản kiểm tra.

Vì vậy, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết về nội dung Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên của Đại Lý Thuế Gia Lộc để nắm được rõ hơn về nội dung này nhé!

Mục lục

    Giáo viên là gì?

    Để tìm hiểu rõ về mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên thì ta cần phải nắm rõ giáo viên là gì?

    Giáo viên được hiểu là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.

    Giáo viên là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học, thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh. Đồng thời giáo viên còn giáo dục cho học sinh cách cư xử trong cuộc sống để rèn luyện cho các em nên người.

    Theo điều 69 Luật giáo dục 2019 giáo viên cũng có các nghĩa vụ như sau:

    “ 1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

    2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

    3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

    4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.”

    Yêu cầu đối với giáo viên

    Căn cứ quy định tại Điều 72 của Luật Giáo dục năm 2019 quy định các yêu cầu về trình độ đào tạo của giáo viên như sau:

    – Giáo viên cần có trình độ đào tạo như sau:

    + Giáo viên mầm non cần tối thiểu có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;

    + Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông cần tối thiểu có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên. Trong trường hợp thiếu giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên cho một môn học cụ thể, cần có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    + Giáo viên giảng dạy trình độ đại học cần tối thiểu có bằng thạc sĩ, trong khi giáo viên giảng dạy và hướng dẫn luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ cần tối thiểu có bằng tiến sĩ;

    +  Giáo viên giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tuân thủ quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

    – Chính phủ sẽ thiết lập lộ trình nâng cao trình độ đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở theo yêu cầu theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ quy định việc sử dụng giáo viên trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu.

    Hồ sơ giáo viên bao gồm những gì?

    Hồ sơ giáo viên là những loại sổ sách mà giáo viên cần có. Đối với giáo viên tiểu học và giáo viên cấp THCS và THPT thì có những loại hồ sơ cũng khác nhau.

    – Đối với giáo viên tiểu học

    Căn cứ theo khoản 2 điều 21 Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT thì hồ sơ giáo viên bao gồm:

    a) Kế hoạch bài dạy.

    b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.

    c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).

    d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội)

    – Đối với giáo viên THCS và THPT

    Theo khoản 3 điều 21 thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT thì hồ sơ bao gồm:

    “ a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

    b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).

    c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

    d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).”

    Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên

    TRƯỜNG…

    TỔ:……

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    BIÊN BẢN KIỂM TRA HỒ SƠ GIÁO VIÊN

    Vào hồi … h … ngày … tháng … năm ………, Tổ…….tiến hành kiểm tra hồ sơ giáo viên với thành phần và nội dung kiểm tra như sau:

    I – Thành phần kiểm tra:

    1- Người kiểm tra: …………………………………………

    2- Người được kiểm tra: ……………………………………….

    II – Nội dung kiểm tra:

    1- Giáo án:

    – Nhận xét: ………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………

    2- Sổ điểm :

    – Đã vào điểm đến tháng thứ …… so với yêu cầu thì ……………………………..

    – Nhận xét: …………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………

    3- Sổ chủ nhiệm:

    – Đã lên kế hoạch đến tuần thứ …… so với yêu cầu thì ……………………………

    ………………………………………………………………………………………

    4- Sổ dự giờ:

    – Đã dự giờ đến tiết thứ …… so với yêu cầu thì ……………………………………

    – Nhận xét: …………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………

    5- Sổ công tác (Sổ họp):

    ………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………

    6- Các loại sổ sách khác (nếu có):

    ………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………

    Đánh giá xếp loại chung: …………….……………………………………………

    ………………………………………………………………………………………

    Biên bản kết thúc vào hồi …h… ngày … tháng … năm ………

    Người được kiểm tra

     

     

    Người kiểm tra

     

     

    Tiêu chuẩn của giáo viên

    Giáo viên là một nghề cao quý trong xã hội và luôn được coi trọng, với sự mệnh trồng người cao cả và thiêng liêng của mình giáo viên có sự đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của xã hội.

    Cụ thể điều 67 Luật giáo dục 2019 quy định về Tiêu chuẩn của nhà giáo gồm những tiêu chuẩn sau:

    “ Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

    1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

    2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

    3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

    4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.”

    Theo như quy định trên thì giáo viên cần có những tiêu chuẩn như sau:

    Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

    Phẩm chất đạo đức là một yêu cầu và tiêu chí quan trọng đối với bất kì ngành nghề hay lĩnh vực nào, đặc biệt hơn nghề giáo lại càng đòi hỏi tiêu chí này càng nhiều hơn. Để có thể thực hiện tốt công việc truyền đạt kiến thức cũng như giáo dục các học trò của mình thì đòi hỏi giáo viên cần phải có những phẩm chất đạo đức tốt.

    – Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

    Bên cạnh những yêu cầu về phẩm chất đạo đức thì kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí việc làm là điều quan trọng. Đối với những vị trí việc làm khác nhau thì đòi hỏi những chuyên môn cũng khác nhau. Ví dụ như giáo viên tiểu học thì cần được đào tạo về giáo dục tiểu học để phù hợp với vị trí việc làm của mình …

    – Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

    Sự phát triển là luôn luôn tất yếu do đó giáo viên cần phải cập nhật và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình để thực hiện tốt các công việc của mình và đảm bảo được chất lượng giảng dạy. Từ đó mà giáo viên có thể đào tạo những người học trò giỏi.

    – Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp

    Sức khỏe là yếu tố quan trọng của bất kì công việc nào, có sức khỏe thì chúng ta mới có thể thực hiện tốt công việc của mình. Do đó sức khỏe đối với nghề giáo cũng rất quan trọng và là một tiêu chí. Giáo viên cần đảm bảo yếu tố sức khỏe để phục vụ cho công việc của mình.

    Trên đây là nội dung bài viết về Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên để quý độc giả tham khảo.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *