Mẫu biên bản hủy hợp đồng mới nhất
Mẫu biên bản hủy hợp đồng được Luật Hoàng Phi cung cấp chi tiết thông qua nội dung biên soạn của bài viết sau.
Mẫu biên bản hủy hợp đồng mới nhất
Hủy hợp đồng là việc các bên tham gia hợp đồng cùng nhau thỏa thuận chấm dứt việc thực hiện nột hợp đồng giao dịch đã được thống nhất trước đó.
Biên bản hủy hợp đồng là một loại giấy tờ thường xuyên xuất hiện trong những giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ và xuất hiện nhiều nhất trong mội trường doanh nghiệp.
Biên bản hủy hợp đồng đã trở nên qua quen thuộc với những cá nhân hoạt động trong môi trường doanh nghiệp bởi không phải lúc nào Hợp đồng cũng diễn ra xuôn sẻ, dẫn đến việc hủy hợp đồng giữa các bên. Tuy nhiên vì biên bản hủy hợp đồng thường liên quan đến tính pháp lý cao nên không phải ai cũng biết cách soạn một biên bản hủy hợp đồng.
Vậy trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Phi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung kiến thức liên quan đến biên bản hủy hợp đồng và cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản hủy hợp đồng đang được các bên tham gia giao dịch sử dụng hiện nay.
Hủy hợp đồng là gì?
Hủy hợp đồng là việc các bên tham gia hợp đồng cùng nhau thỏa thuận chấm dứt việc thực hiện nột hợp đồng giao dịch đã được thống nhất trước đó.
Theo đó, tại khoản 1, điều 423, Bộ luật Dân sự quy định về điều kiện hủy hợp đồng như sau:
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
Biên bản hủy Hợp đồng là gì?
Biên bản hủy hợp đồng là một tài liệu ghi lại việc hai bên đã thỏa thuận và đồng ý hủy bỏ hoặc chấm dứt một hợp đồng có hiệu lực trước đó. Biên bản hủy hợp đồng thường được sử dụng khi các bên không muốn hoặc không thể tiếp tục thực hiện các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.
Các thông tin quan trọng cần có trong một biên bản hủy hợp đồng bao gồm:
– Thông tin về các bên liên quan, bao gồm tên và địa chỉ của các bên.
– Số hợp đồng cần hủy bỏ.
– Ngày hợp đồng đã được ký kết và hiệu lực của hợp đồng.
– Lý do hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng.
– Các điều khoản và điều kiện của việc hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng, bao gồm thời điểm hủy bỏ, giá trị của bất kỳ khoản thanh toán nào đã được thực hiện trước đó.
– Chữ ký và tên của các bên tham gia ký kết biên bản hủy hợp đồng.
Một biên bản hủy hợp đồng được coi là một tài liệu pháp lý quan trọng để chứng minh việc các bên đã thỏa thuận và đồng ý hủy bỏ hoặc chấm dứt một hợp đồng. Nó cũng giúp giảm thiểu rủi ro xảy ra tranh chấp hoặc tranh cãi giữa các bên liên quan sau khi hợp đồng đã được hủy bỏ.
Biên bản hủy Hợp đồng được thực hiện dưới những tình huống cụ thể nào?
Biên bản hủy hợp đồng thường được thực hiện khi xảy ra một tình hướng cụ thể nào đó. Dưới đây là một số tình huống cụ thể có thể dẫn đến việc hủy hợp đồng của các bên:
+ Một trong hai bên vi phạm các điều khoản của hợp đồng đã ký;
+ Một trong hai bên không thực hiện đúng hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Những trường hợp được phép hủy Hợp đồng
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp được phép hủy Hợp đồng. Cụ thể quy định từ điều 424 đến điều 426. Trong đó các trường hợp được phép hủy hợp đồng bao gồm:
Điều 424. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.
2. Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 425. Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 426. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng
Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật này.
Hủy bỏ Hợp đồng gây ra những hậu quả nào?
Lý do hủy hợp đồng suy co cùng là do một hoặc cả hai bên không đạt được giá trị hợp đồng đã giao kết. Vì vậy nên việc hủy bỏ hợp đồng là năm ngoài mong muốn của các bên và đề lại hậu quả nghiêm trọng.
Cụ thể việc hủy bỏ hợp đồng có thể gây ra những hậu quả quy định tại điều 427, Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Các thủ tục hủy hợp đồng đã công chững cần những trình tự nào?
Làm như thế nào để biên bản hủy hợp đồng có hiệu lực? Bạn cần thực hiện các thủ tục công chứng theo quy định của Luật công chứng 2014.
– Nộp biên bản hủy hợp đồng đến văn phòng công chứng trước đó
Khi nộp giấy tờ Khách hàng cần chuẩn bị Một số các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng có đầy đủ các thông tin cần thiết
– Bản dự thảo hợp đồng hoặc giao dịch
– Bản sao các giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng
– Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc những giấy tờ khác về tài sản theo pháp luật
– Các bản sao liên quan đến hợp đồng và giao dịch cần hủy
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, công chứng viên sẽ hướng dẫn bạn bổ sung. Nếu đã đầy đủ theo đúng quy định thì họ sẽ tiếp nhận.
Sau đó Đọc lại biên bản hợp đồng và Công chứng viên sẽ đọc lại cho bạn/người yêu cầu công chứng, hoặc bạn chủ động đọc và kiểm tra lại
– Ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch, Công chứng sẽ yêu cầu bạn xuất trình các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng.
Mẫu biên bản hủy Hợp đồng
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến Biên bản hủy Hợp đồng là gì, những trường hợp hủy Hợp đồng và hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
Tiếp theo, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản hủy Hợp đồng như sau:
Tải (Download) Mẫu biên bản huỷ hợp đồng
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Mẫu biên bản hủy Hợp đồng mà Luật Hoàng Phi muốn gửi đến bạn đọc, Nếu có bất kỳ thăc mắc nào liên quan đến Mẫu biên bản hủy Hợp đồng, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc