Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất 2024
Các nội dung cần thiết của Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất 2024 như thế nào? Cùng Luật Hoàng phi tìm hiểu qua các nội dung trong bài viết.
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất 2024
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp theo từng kỳ là công việc hết sức quan trọng, phản ánh trực tiếp kết quả kinh doanh đã đạt được của doanh nghiệp trong thời gian đó.
Để hiểu rõ hơn về báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là gì? Ai sẽ là người báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ? Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất bao gồm nội dung gì? Hướng dẫn soạn báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin chính xác nhất.
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là gì?
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là văn bản được tổ chức, doanh nghiệp lập ra để báo cáo về tình hình kinh doanh nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động thu chi, lợi nhuận, thua lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp có thể nắm được thông tin kịp thời tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ chủ doanh nghiệp, các thành viên trong doanh nghiệp có thể vạch ra những định hướng phát triển trong tương lai, đồng thời có biện pháp khắc phục tình trạng khẩn cấp và kịp thời.
Báo cáo kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức là căn cứ để lập báo cáo tài chính cuối năm của công ty để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và là căn cứ để thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc với nhà nước.
Báo cáo kinh doanh nội bộ do doanh nghiệp tự lập ra dựa trên quy định của pháp luật về mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên báo cáo này có thể chứa cả những nội dung, khoản thu chi không có hóa đơn chứng từ.
Ai sẽ là người báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ?
Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của tổ chức, doanh nghiệp mà người lập báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp có thể khác nhau. Nhưng thông thường người báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ sẽ là:
– Trưởng phòng tài chính kế toán.
– Trưởng phòng sản xuất.
– Trưởng phòng kinh doanh.
Vậy có thể thấy được rằng người báo cáo kết quả chính là người đứng đầu một bộ phận trong công ty, báo cáo kết quả kinh doanh trong hoạt động của từng bộ phận mình, hoặc của cả doanh nghiệp, tùy thuộc vào yêu cầu của cấp trên.
Trưởng bộ phận chính là người trực tiếp chịu sự quản lý của những người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, cũng là người được phân công quản lý cấp dưới trong bộ phận mình.
Do đó đây sẽ là người nằm được thông tin chính xác nhất về hoạt động kinh doanh theo từng bộ phận quản lý của mình, từ đó có thể lập báo cáo nội bộ cho công ty một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất
Đơn vị báo cáo:…………… Địa chỉ:……………………. | BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm:…… |
Đơn vị tính:…….
Chỉ tiêu | Mã số | Thuyết minh | Năm nay | Năm trước |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 21 | |||
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | 02 | |||
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) | 10 | |||
4. Giá vốn hàng bán | 11 | |||
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 – 11) | 20 | |||
6. Doanh thu hoạt động tài chính | 21 | |||
7. Chi phí tài chính Chi phí lãi vay | 22 23 | |||
8. Chi phí bán hàng | 24 | |||
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp | 25 | |||
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)} | 30 | |||
11. Thu nhập khác | 31 | |||
12. Chi phí khác | 32 | |||
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) | 40 | |||
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) | 50 | |||
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành | 51 | |||
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại | 52 | |||
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 – 52) | 60 | |||
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu | 70 | |||
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu | 71 |
Người lập báo cáo
Ký và ghi rõ họ tên | Giám đốc
Ký ghi rõ họ tên |
Quý vị có thể tham khảo mẫu sau: Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất biểu mẫu
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất sẽ được lập nên dựa vào biểu mẫu báo cáo theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC, bao gồm những nội dung chính sau đây:
– Doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ.
– Khoản giảm trừ doanh thu.
– Doanh thu bán hàng, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ.
– Số vốn bỏ ra đầu tư, sản xuất hàng hóa.
– Tổng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ.
– Doanh thủ từ hoạt động tài chính như tiền lãi, thu nhập từ các hoạt động đầu tư, thu hồi, thanh lý các khoản vốn góp,…
– Chi phí lãi vay của doanh nghiệp.
– Chi phí bán hàng, số hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp.
– Chi phí quản lý doanh nghiệp.
– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khi đã trừ đi các chi phí phải bỏ ra.
– Tổng lợi nhuận kế toán khi chưa tính thuế.
– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Các khoản lợi nhuận, chi phí khác của doanh nghiệp.
Mẫu báo cáo tài chính nội bộ
Đơn vị báo cáo:…………………. | Mẫu số B 01 – DN |
Địa chỉ:…………………………. | (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày … tháng … năm …(1)
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)
Đơn vị tính:………….
TÀI SẢN | Mã số
| Thuyết minh | Số cuối năm (3) | Số đầu năm (3) |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN
| 100 | |||
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 110 | |||
1. Tiền | 111 | |||
2. Các khoản tương đương tiền
| 112 | |||
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn | 120 | |||
1. Chứng khoán kinh doanh | 121 | |||
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) | 122 | (…) | (…) | |
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
| 123
| |||
III. Các khoản phải thu ngắn hạn | 130 | |||
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng | 131 | |||
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn | 132 | |||
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn | 133 | |||
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng | 134 | |||
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn | 135 | |||
6. Phải thu ngắn hạn khác | 136 | |||
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) | 137 | |||
8. Tài sản thiếu chờ xử lý
| 139 | |||
IV. Hàng tồn kho | 140 | |||
1. Hàng tồn kho | 141 | |||
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) | 149 | (…) | (…) | |
V. Tài sản ngắn hạn khác | 150 | |||
1. Chi phí trả trước ngắn hạn | 151 | |||
2. Thuế GTGT được khấu trừ | 152 | |||
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước | 153 | |||
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ | 154 | |||
5. Tài sản ngắn hạn khác | 155 | |||
B – TÀI SẢN DÀI HẠN
| 200 | |||
I. Các khoản phải thu dài hạn | 210 | |||
1. Phải thu dài hạn của khách hàng | 211 | |||
2. Trả trước cho người bán dài hạn | 212 | |||
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc | 213 | |||
4. Phải thu nội bộ dài hạn | 214 | |||
5. Phải thu về cho vay dài hạn | 215 | |||
6. Phải thu dài hạn khác | 216 | |||
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
| 219 | (…) | (…) | |
II. Tài sản cố định | 220 | |||
1. Tài sản cố định hữu hình | 221 | |||
– Nguyên giá | 222 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 223 | (…) | (…) | |
2. Tài sản cố định thuê tài chính | 224 | |||
– Nguyên giá | 225 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 226 | (…) | (…) | |
3. Tài sản cố định vô hình | 227 | |||
– Nguyên giá | 228 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
| 229 | (…) | (…) | |
III. Bất động sản đầu tư | 230 | |||
– Nguyên giá | 231 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 232 | |||
(…) | (…) | |||
IV. Tài sản dở dang dài hạn 1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang | 240 241 242 | |||
V. Đầu tư tài chính dài hạn | 250 | |||
1. Đầu tư vào công ty con | 251 | |||
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết | 252 | |||
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) | 253 254 | |||
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 255 | (…) | (…) | |
VI. Tài sản dài hạn khác | 260 | |||
1. Chi phí trả trước dài hạn | 261 | |||
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại | 262 | |||
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn | 263 | |||
4. Tài sản dài hạn khác | 268 | |||
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
| 270 | |||
C – NỢ PHẢI TRẢ
| 300 | |||
I. Nợ ngắn hạn | 310 | |||
1. Phải trả người bán ngắn hạn | 311 | |||
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn | 312 | |||
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | 313 | |||
4. Phải trả người lao động | 314 | |||
5. Chi phí phải trả ngắn hạn | 315 | |||
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn | 316 | |||
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng | 317 | |||
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn | 318 | |||
9. Phải trả ngắn hạn khác | 319 | |||
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn | 320 | |||
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn | 321 | |||
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi | 322 | |||
13. Quỹ bình ổn giá | 323 | |||
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
| 324 | |||
II. Nợ dài hạn | 330 | |||
1. Phải trả người bán dài hạn | 331 | |||
2. Người mua trả tiền trước dài hạn | 332 | |||
3. Chi phí phải trả dài hạn | 333 | |||
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh | 334 | |||
5. Phải trả nội bộ dài hạn | 335 | |||
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn | 336 | |||
7. Phải trả dài hạn khác | 337 | |||
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn | 338 | |||
9. Trái phiếu chuyển đổi | 339 | |||
10. Cổ phiếu ưu đãi | 340 | |||
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả | 341 | |||
12. Dự phòng phải trả dài hạn | 342 | |||
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
| 343 | |||
D – VỐN CHỦ SỞ HỮU | 400
| |||
I. Vốn chủ sở hữu | 410 | |||
1. Vốn góp của chủ sở hữu – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết – Cổ phiếu ưu đãi | 411 411a 411b | |||
2. Thặng dư vốn cổ phần | 412 | |||
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu | 413 | |||
4. Vốn khác của chủ sở hữu | 414 | |||
5. Cổ phiếu quỹ (*) | 415 | (…) | (…) | |
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản | 416 | |||
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái | 417 | |||
8. Quỹ đầu tư phát triển | 418 | |||
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp | 419 | |||
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu | 420 | |||
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối – LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước – LNST chưa phân phối kỳ này | 421 421a 421b | |||
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB
| 422 | |||
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác | 430 | |||
1. Nguồn kinh phí | 431 | |||
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ | 432 | |||
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)
| 440 |
Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Giám đốc |
(Ký, họ tên) – Số chứng chỉ hành nghề; – Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán | (Ký, họ tên) | (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Hướng dẫn soạn báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ bao gồm rất nhiều các đề mục, do vậy khi thực hiện soạn thảo các chủ thể cần lưu ý những vấn đề sau:
– Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cần bao hàm được các nội dung về tình hình kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
– Khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập thành các cột bao gồm: chỉ tiêu báo cáo, mã số của các chỉ tiêu, số hiệu các chỉ tiêu, tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo, so sánh với số liệu năm trước.
– Khi lập báo cáo cần dựa trên báo có kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước, căn cứ vào sổ kể toán trong các kỳ trong năm.
– Nội dung cần đảm bảo theo như chúng tôi đã liệt kê ở trên cụ thể:
+ Doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ:
Nội dung này bao gồm doanh thu bán hàng, thành phẩm đạt được, doanh thu từ đầu tư bất động sản, từ cung cấp dịch vụ,…
Doanh thu này chưa bao gồm các loại thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khấu, thuế bảo vệ môi trường,…
+ Khoản giảm trừ doanh thu:
Các khoản chiết khấu.
Giảm giá bán hàng.
Hàng bán bị trả lại.
Khoản giảm trừ này cũng không bao gồm các loại thuế doanh nghiệp phải chịu như trên.
+ Doanh thu bán hàng, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ:
Từ hai nội dung trên là căn cứ để tính ra doanh thu bán hàng, dịch vụ thuần.
+ Số vốn bỏ ra đầu tư, sản xuất hàng hóa:
Bao gồm vốn được bỏ ra: giá vốn hàng hóa, đầu tư bất động sản, giá thành sản xuất.
+ Tổng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ:
Sự chênh lệch giữa doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ với số vốn đã bỏ ra.
+ Doanh thủ từ hoạt động tài chính như tiền lãi, thu nhập từ các hoạt động đầu tư, thu hồi, thanh lý các khoản vốn góp,…
+ Chi phí bán hàng, số hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp: tổng chi phí đã bỏ ra để bán hàn, dịch vụ cung cấp phát sinh.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khi đã trừ đi các chi phí phải bỏ ra: từ lợi nhuận bán hàng, cung cấp dịch vụ với doanh thu hoạt động tài chính trừ đi các chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Tổng lợi nhuận kế toán khi chưa tính thuế: bao gồm khoản lợi nhuận thu được khi chưa trừ đi các khoản thuế.
+ Lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế thu nhập doanh nghiệp: thể hiện lợi nhuận thật của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí phải bỏ ra, thể hiện việc lỗ hoặc lãi của doanh nghiệp.
+ Ngoài ra căn cứ tình hình cụ thể mà có thể phát sinh thêm các thu nhập, chi phí khác của doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ, nếu gặp khó khăn trong quá trình lập báo cáo quý khách hàng liên hệ tới Đại Lý Thuế Gia Lộc qua số 19006557.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc