Mẫu báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở mới nhất
Thuế Gia Lộc – Mẫu báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở mới nhất
Một số thông tin xin chia sẽ đến bạn, nều cần góp ý xin liên hệ email [email protected]. Xin cảm ơn!
Ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Trong đó, Nghị định cũng hướng dẫn chi tiết về việc báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
- 1. Mẫu báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
- 2. Các quy định về kiểm kê khí nhà kính cơ sở cần lưu ý
- 2.1. Đối tượng nào phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính?
- 2.2. Quy trình kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
1. Mẫu báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Theo điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở thuộc đối tượng thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
TÊN CƠ SỞ PHẢI THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH _______ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ |
BÁO CÁO
Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho năm…
__________
I. Thông tin của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
1. Tên cơ sở, địa chỉ, giấy phép kinh doanh …
2. Thông tin về người đại diện của cơ sở trước pháp luật.
3. Thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản xuất.
II. Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh và số liệu hoạt động của cơ sở
1. Ranh giới và phạm vi hoạt động của cơ sở.
2. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và hoạt động của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
3. Các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính trong phạm vi hoạt động của cơ sở.
4. Hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính của cơ sở, xác định nguyên nhân các hạn chế trong kiểm kê khí nhà kính của cơ sở.
III. Kết quả thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính
1. Mô tả phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính (phương pháp thu thập số liệu, hệ số phát thải).
2. Số liệu hoạt động liên quan đến phát thải khí nhà kính của cơ sở.
3. Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở.
4. Độ tin cậy, tính đầy đủ, độ không chắc chắn của thông tin, số liệu về phát thải khí nhà kính và kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở.
ĐẠI DIỆN CỦA CƠ SỞ
2. Các quy định về kiểm kê khí nhà kính cơ sở cần lưu ý
2.1. Đối tượng nào phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là
Các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc
Các cơ sở thuộc một trong các trường hợp sau:
– Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
– Công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
– Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
– Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
2.2. Quy trình kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Bước 1: Xác định ranh giới hoạt động của cơ sở và lựa chọn phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Theo Điều 15 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, việc xác định ranh giới hoạt động của cơ sở cần được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức.
Trong đó, gồm có các nội dung cụ thể bao gồm:
– Xác định các hoạt động phát thải khí nhà kính;
– Phân loại các nguồn phát thải khí nhà kính thành nguồn phát thải trực tiếp và nguồn phát thải gián tiếp.
Bước 2: Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Điều 16 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT quy định cơ sở cần căn cứ vào nguồn phát thải của cơ sở mình để xác định được phương pháp kiểm kê khí nhà kính phù hợp theo quy định tại Phụ lục II.1 ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.
Trong đó, các nguồn phát thải cần phân loại gồm có:
– Phát thải từ hoạt động vận tải;
– Phát thải từ phân loại – trạm trung chuyển – tái chế;
– Phát thải từ phân hủy kỵ khí;
– Phát thải từ ủ phân hữu cơ;
– Phát thải từ sản xuất nhiên liệu tái chế từ rác (RDF);
– Phát thải từ xử lý cơ học – sinh học;
– Phát thải từ chôn lấp chất thải;
– Phát thải từ xử lý nhiệt.
Bước 3: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
Theo Điều 17 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, cơ sở lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính căn cứ theo quy định tại Quyết định 2626/QĐ-BTNMT năm 2022 về Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính.
Bước 4: Lựa chọn và thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Điều 18 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT đã quy định số liệu hoạt động cho từng nguồn phát thải khí nhà kính phải được cơ sở lựa chọn và thu thập theo quy định tại Phụ lục II.2 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.
Bước 5: Tính toán phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
Việc tính toán phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được căn cứ vào các phương pháp kiểm kê khí nhà kính đã lựa chọn.
Cơ sở cần dựa vào các biểu mẫu bao gồm các bảng tính về số liệu đầu vào, số liệu hoạt động, hệ số phát thải, lượng phát thải, hệ số làm nóng lên toàn cầu cho tất cả các hoạt động phát thải khí nhà kính của cơ sở để tính toán đưa ra kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở mình.
Bước 6: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Theo Điều 20 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ cơ sở.
Theo đó, cơ sở thực hiểm việc kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính của cơ sở mình theo các bước:
Xác định và kiểm tra về trách nhiệm, quyền hạn của những người có trách nhiệm triển khai kiểm kê khí nhà kính.
Xác định, áp dụng và kiểm tra việc đào tạo tương ứng cho các thành viên thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
Xác định và kiểm tra các ranh giới hoạt động của cơ sở.
Xác định và kiểm tra các nguồn phát thải khí nhà kính.
Lựa chọn và kiểm tra các phương pháp luận định lượng, gồm cả các số liệu hoạt động khí nhà kính và các hệ số phát thải khí nhà kính.
Kiểm tra việc áp dụng các phương pháp kiểm kê khí nhà kính để đảm bảo sự nhất quán trong nhiều cơ sở.
Sử dụng, bảo dưỡng và kiểm định thiết bị đo.
Xây dựng và bảo trì hệ thống thu thập số liệu.
Định kỳ kiểm tra độ chính xác của các phương tiện đo.
Đánh giá nội bộ và tiến hành kiểm tra kỹ thuật định kỳ.
Bước 7: Đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Độ không chắc chắn trong kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực chất thải tại cơ sở đề cập đến sự thiếu chắc chắn trong số liệu liên quan đến phát thải do bất kỳ yếu tố nhân quả nào, chẳng hạn như việc áp dụng các yếu tố không đại diện hoặc các phương pháp số liệu không đầy đủ về nguồn và bồn chứa, thiếu minh bạch.
Căn cứ Điều 21 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, cơ sở lưu ý cần thực hiện bước đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục II.3 ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.
Bước 8: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Sau khi thực hiện các bước nêu trên, cơ sơ vẫn sẽ cần thực hiện tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở mình nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 22 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT như sau:
Có thay đổi về ranh giới hoạt động dẫn tới thay đổi về nguồn phát thải và số liệu hoạt động của cơ sở;
Có thay đổi về nguồn phát thải khí nhà kính do thay đổi quyền sở hữu, vận hành cơ sở;
Có sai sót trong sử dụng phương pháp tính toán lượng phát thải khí nhà kính và áp dụng hệ số phát thải;
Phát hiện sai sót trong thu thập, xử lý số liệu hoạt động của cơ sở dẫn tới kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính thay đổi trên 10% so với kết quả do cơ sở đã báo cáo.
Lưu ý: Nội dung tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở phải được trình bày cụ thể trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính của cơ sở trong kỳ báo cáo tiếp theo.
Bước 9: Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Cơ sở thực hiện việc xây dựng và gửi báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở mình theo quy trình quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Điều 23 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
Xây dựng báo cáo:
– Biểu mẫu: Cơ sở xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính theo mẫu hướng dẫn tại Phần 1 nêu trên.
– Tần suất thực hiện: Định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi.
Gửi thẩm định báo cáo:
– Cơ quan tiếp nhận: cơ quan thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Thời gian gửi: trước ngày 31/3 kể từ năm 2025.
Hoàn thiện và gửi báo cáo sau thẩm định
Sau khi có kết quả thẩm định báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ sở lưu ý cần hoàn thiện và gửi báo cáo sau thẩm định như sau:
– Cơ quan tiếp nhận: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Thời gian gửi: trước ngày 01/12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.
Dịch vụ kế toán của Lộc Phát rất hân hạnh phục vụ hỗ trợ quý thương nhân về kê khai thuế, báo cáo thuế. Nhận thành lập mới, thay đổi, tạm ngưng, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp công ty và hộ kinh doanh. Ngoài ra đội ngũ IT chúng tôi hỗ trợ thiết kế website, clone web chất lượng cao. ( Trần Thịnh thiết kế website, clone web chất lượng cao)
Theo Luavietnam