Mẫu bảng đánh giá công chức cuối năm 2024 mới nhất

Để thực hiện bảng đánh giá công chức cuối năm đúng chuẩn, Quý độc giả không thể bỏ qua Mẫu bảng đánh giá công chức cuối năm mới nhất này.

Để thực hiện bảng đánh giá công chức cuối năm đúng chuẩn, Quý độc giả không thể bỏ qua Mẫu bảng đánh giá công chức cuối năm mới nhất này.

Mẫu bảng đánh giá công chức cuối năm 2024 mới nhất

Bảng đánh giá công chức cuối năm là một loại mẫu giấy mà công chức cần bắt buộc thực hiện để làm một trong những căn cứ trong việc xếp loại và đánh giá về chất lượng theo định kỳ theo mẫu quy định.

Trong một đơn vị, cơ quan, tổ chức thì việc đánh giá theo định kỳ đối với công chức là không thể thiếu trong việc đánh giá chất lượng. Vậy bảng đánh giá về công chức cuối năm được hiểu như thế nào, Mẫu bảng đánh giá công chức cuối năm, cách soạn thảo bảng đánh giá ra sao?

Sau đây, Công ty Hoàng Phi sẽ giới thiệu đến quý vị những thông tin liên quan về thắc mắc của khách hàng.

Mục lục

    Bảng đánh giá công chức cuối năm là gì?

    Bảng đánh giá công chức cuối năm là một loại mẫu giấy mà công chức cần bắt buộc thực hiện để làm một trong những căn cứ trong việc xếp loại và đánh giá về chất lượng theo định kỳ theo mẫu quy định.

    Bảng đánh giá công chức cuối năm là một công cụ được sử dụng để đánh giá và đánh giá hiệu suất công việc của các công chức trong một đơn vị hoặc tổ chức. Bảng này được sử dụng để đo lường độ hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng, năng lực và đóng góp của mỗi công chức trong suốt một năm làm việc.

    Nội dung của bảng đánh giá công chức cuối năm

    Bảng đánh giá công chức cuối năm thường bao gồm các tiêu chí đánh giá như:

    – Hoàn thành nhiệm vụ: Đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao cho công chức trong năm làm việc. Điều này có thể bao gồm việc đạt được mục tiêu, kết quả làm việc và đóng góp vào công việc đơn vị.

    – Kỹ năng và năng lực: Đánh giá mức độ phát triển và sử dụng các kỹ năng và năng lực chuyên môn của công chức trong công việc. Đây có thể là sự nắm vững kiến thức chuyên ngành, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, làm việc nhóm, và các kỹ năng khác liên quan đến công việc.

    – Thái độ và đạo đức công việc: Đánh giá mức độ tuân thủ các quy tắc, quy định và đạo đức trong công việc. Điều này bao gồm sự tỉnh thức, trung thực, trách nhiệm, kỷ luật và đạo đức làm việc của công chức.

    – Phát triển cá nhân: Đánh giá mức độ nỗ lực của công chức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng và phát triển cá nhân. Đây có thể bao gồm việc tham gia các khóa đào tạo, hội thảo, hoạt động học tập và nghiên cứu.

    Ý nghĩa của công tác đánh giá cán bộ

    Đánh giá, phân loại công chức là khâu công tác có ý nghĩa quyết định trong công tác Tổ chức cán bộ. Việc đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm và thực hiện chính sách đối với công chức.

    Đánh giá đúng công chức sẽ phát huy được khả năng của từng công chức, nguồn lực đội ngũ công chức, góp phần giữ vững đoàn kết nội bộ. Ngược lại, đánh giá không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, bổ nhiệm sai, gây ảnh hưởng không tốt cho cơ quan, đơn vị.

    Mẫu bảng đánh giá công chức cuối năm

    Mẫu bảng đánh giá công chức cuối năm được quy định tại phụ lục là mẫu số 2 kèm theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Sau đây, ở phần nội dung này chúng tôi sẽ giới thiệu về một mẫu cụ thể về một công chức trong việc điền thông tin vào bản đánh giá.

    UBND PHƯỜNG TRUNG VĂN

    PHÒNG KẾ TOÁN

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

    ———————–

    PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

    Năm 2024

    Họ và tên: Bùi Văn Hải

    Chức vụ, chức danh hiện tại: kế toán viên chính

    Đơn vị công tác: Ủy ban nhân dân phường Trung Văn – quận Nam Từ Liêm – Hà Nội

    Ngạch công chức là: 6,030

    I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

    1/ Chính trị tư tưởng:

    Đã thực hiện tốt và là tấm gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, đồng thời thực hiện đúng chế độ, chính sách, thực hiện đúng quy định pháp luật, cùng các quy định khác.

    2/ Đạo đức, lối sống:

    – Đối với về đạo đức: Luôn nâng cao tinh thần có trách nhiệm trong việc hoàn thành công tác, có thái độ tích cực

    – Lối sống: Có lối sống lành mạnh làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cần – kiệm – liêm – chính – chí – công – vô tư

    3/ Tác phong, lề lối làm việc:

    – Luôn có những hành vi trong giao tiếp và ứng xử đúng mực đối với đồng nghiệp, cùng tinh thần làm việc tích cực

    4/ Ý thức tổ chức kỷ luật:

    Có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm chỉnh, chấp hành các quy định về việc kỷ luật, xử lý, không che dấu những hành vi vi phạm.

    5/ Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và chức trách của công chức

    – Các công việc được giao đã hoàn thành tốt đúng thời gian, đảm bảo không phát sinh những vấn đề tiêu cực khác

    PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO

    6/ Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách

    ……………………………………………………………………………………………………………

    7/ Năng lực lãnh đạo, quản lý:

    ……………………………………………………………………………………………………………

    8/ Năng lực tập hợp, đoàn kết:

    ……………………………………………………………………………………………………………

    II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

    1/ Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:

    – Ưu điểm: Thực hiện đầy đủ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

    Có sự đóng góp tích cực trong những hoạt động của đơn vị, cơ quan, tổ chức

    – Nhược điểm: Do ảnh hưởng một số ảnh hưởng khách quan cùng với sự chủ quan của bản thân nên một số nhiệm vụ được giao vẫn chưa có kết quả như mong muốn

    2/ Tự xếp loại chất lượng:

    Hoàn thành tốt nhiệm vụ

     

    Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2024

    NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Hải

    Bùi Văn Hải

     

    III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

    ……………………………………………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………………

     ….., ngày….tháng….năm….
    NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)

    1/ Nhận xét ưu, khuyết điểm:

    ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

    2/ Kết quả xếp loại và đánh giá chất lượng:

    ……………………………………………………………………………………………………………………………

    3/ Nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ:

    ……………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………………………

     

    ….., ngày….tháng….năm….

    NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ

    (Ký, ghi rõ họ tên)

     

    Hướng dẫn soạn thảo mẫu bảng đánh giá công chức cuối năm

    Để soạn thảo mẫu bảng đánh giá công chức cuối năm trong nội dung cần có đầy đủ những thông tin như sau:

    – Tên mẫu phiếu là: phiếu đánh giá, xếp loại chất lương công chức năm……

    – Thông tin của người tự đánh giá gồm: họ và tên, vị trí/chức vụ/chức danh, đơn vị công tác

    – Nội dung phần kết quả tự đánh giá:

    + Chính trị tư tưởng

    + Đạo đức, lối sống

    + Tác phong, lề lối làm việc

    + Ý thức tổ chức kỷ luật

    + Kết quả về việc thực hiện nhiệm vụ được giao, chức trách của công chức:

    Cần ghi rõ nội dung về các công việc thực hiện, chất lượng, tiến độ thực hiện, tỷ lệ hoàn thành?

    + Thái độ phục vụ đối với nhân dân, doanh nghiệp

    Ghi rõ những công việc giải quyết gián tiếp/trực tiếp những thắc mắc, công việc của dân, doanh nghiệp.

    – Nếu là công chức lãnh đạo cần thêm mục sau:

    + Kết quả của việc hoạt động trong cơ quan, đơn vị, tổ chức giao cho lãnh đạo, phụ  trách, quản lý

    Cần ghi rõ nội dung về các công việc thực hiện, chất lượng, tiến độ thực hiện, tỷ lệ hoàn thành?

    + Năng lực trong quản lý, lãnh đạo

    + Năng lực tập hợp và đoàn kết.

    – Phần tự nhận xét và xếp loại chất lượng

    + Ưu và nhược điểm của công chức

    + Tự xếp loại về chất lượng

    – Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm người viết nhận xét

    – Ký và ghi rõ họ và tên của người tự nhận xét

    – Phần đánh giá và nhận xét của người đứng đầu đơn vị

    Nêu rõ những ưu và nhược điểm của công chức, những nhược điểm đã được được đánh giá từ năm trước đã được khắc phục chưa?

    Những tiến bộ hiện tại của công chức.

    – Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm người đứng đầu đơn vị nhận xét

    – Ký và ghi rõ họ và tên của người đứng đầu đơn vị nhận xét

    – Phần kết quả đánh giá và xếp loại chất lượng công chức – do cấp có thẩm quyền về đánh giá

    + Nêu rõ những ưu và nhược điểm của công chức, những nhược điểm đã được được đánh giá từ năm trước đã được khắc phục chưa?

    + Kết quả về xếp loại đánh giá chất lượng (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ/hoàn thành tốt nhiệm vụ/hoàn thành nhiệm vụ/không hoàn thành nhiệm vụ)

    + Nhận định về chiều hướng và nguyện vọng phát triển công chức.

    – Ký và ghi rõ họ và tên của người có thẩm quyền đánh giá nhận xét.

    Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan vềmẫu bảng đánh giá công chức cuối năm, định nghĩa bảng đánh giá công chức cuối năm là gì?, quy định về đánh giá và xếp loại công chức, hướng dẫn soạn thảo mẫu đánh giá công chức cuối năm. Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết trên quý vị vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 6557 để được tư vấn nhanh nhất.

    Trân trọng cảm ơn!

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *