Mẫu Bản tường trình mất biên bản vi phạm giao thông

Trong nội dung bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến quý độc giả Mẫu Bản tường trình mất biên bản vi phạm giao thông.

Trong nội dung bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến quý độc giả Mẫu Bản tường trình mất biên bản vi phạm giao thông.

  • Thứ bẩy, 28/10/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 935 Lượt xem

Mẫu Bản tường trình mất biên bản vi phạm giao thông

Biên bản vi phạm giao thông là văn bản ghi nhận lại những diễn biến, thời gian, địa điểm, đối tượng thực hiện, trình tự, nội dung,…của một hành vi vi phạm pháp luật giao thông đã được diễn ra trên thực tế, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

Khi bị xử phạt vi phạm giao thông thì tổ chức, cá nhân sẽ phải nộp phạt theo quy định của pháp luật. Khi mất biên bản vi phạm giao thông xử lý thế nào? Nội dung dưới đây sẽ đưa raMẫu Bản tường trình mất biên bản vi phạm giao thông để quý độc giả tham khảo.

Mục lục

    Biên bản vi phạm giao thông là gì?

    Biên bản vi phạm giao thông là văn bản ghi nhận lại những diễn biến, thời gian, địa điểm, đối tượng thực hiện, trình tự, nội dung,…của một hành vi vi phạm pháp luật giao thông đã được diễn ra trên thực tế, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

    Trường hợp nào không cần lập biên bản vi phạm giao thông?

    Theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

    Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

    1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

    Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

    2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

    Như vậy, những trường hợp vi phạm trận tự an toàn giao thông đường bộ mà mức phạt tiền dưới 250.000 đồng thì lực lượng chức năng sẽ xử phạt tại chỗ mà không cần phải lập biên bản vi phạm.

     

     Trường hợp nào phải lập biên bản vi phạm giao thông?

    Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người tham gia giao thông bị lập biên bản vi phạm giao thông trong trường hợp sau:

    – Vi phạm giao thông không thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính);

    – Vi phạm giao thông khác được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ (khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính);

    – Tại thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông không có hoặc không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ gồm Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019).

    Theo đó, biên bản vi phạm giao thông phải được lập thành ít nhất 02 bản và phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.

    Nội dung bản tường trình mất biên bản vi phạm giao thông

    Trước khi tìm hiểu vềMẫu Bản tường trình mất biên bản vi phạm giao thông cần nắm được nội dung bản tường trình, cụ thể như sau:

    – Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa);

    – Địa điểm, thời gian tường trình (ghi góc bên phải);

    – Tên bản tường trình (ghi chính giữa, in hoa và bôi đậm);

    – Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình;

    – Nội dung bản tường trình;

    – Kết thúc (ghi lời đề nghị, cam đoan; chữ ký và họ tên người làm tường trình).

    Mẫu Bản tường trình mất biên bản vi phạm giao thông

    Quý độc giả có thể tham khảo Mẫu Bản tường trình mất biên bản vi phạm giao thông sau đây:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ……, ngày … tháng …năm…

    ĐƠN TƯỜNG TRÌNH

    V/v: Mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông

    Kính gửi: ……………………………………………………………………………

    Tôi tên là: …………………………………………………………………………..

    CMND/CCCD số: …………………… cấp ngày: ………………… tại ……………..

    Cư trú tại: …………………………………………………………………………..

    Nay tôi làm đơn này trình bày vụ việc như sau:

    ………………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………….

    Tôi xin cam đoan những lời trình bày nêu trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm nếu có gian dối.

    Trân trọng!

    Xác nhận của chính quyền địa phươngNgười làm đơn

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Biên bản vi phạm giao thông có hiệu lực bao lâu?

    Theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

    Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

    1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

    a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;

    b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;

    c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

    2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hạn có hiệu lực của biên bản vi phạm giao thông sẽ là 7 ngày, tối đa là 30 ngày đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp và tối đa 60 ngày đối với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.

    Sau khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt và quyết định này có hiệu lực; biên bản vi phạm giao thông sẽ hết hiệu lực.

    Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về Mẫu Bản tường trình mất biên bản vi phạm giao thông, mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *