Mẫu bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân mới nhất
Để hoàn thiện bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân, Quý vị đừng bỏ qua nội dung bài viết Mẫu bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân này.
Mẫu bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân mới nhất
Bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân hay còn được gọi là bản kiểm điểm cá nhân là văn bản dùng để các cá nhân tự, nhìn nhận, đánh giá và nhận xét về những ưu điểm, khuyết điểm của mình một cách cụ thể và khách quan trong quá trình làm việc, công tác tại các cơ quan, tổ chức.
Thông thường vào cuối năm các cá nhân làm việc trong cơ quan, tổ chức…thường tự làm bản nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân để từ đó rút kinh nghiệm và hoàn thiện. Vậy khi viết bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân cần lưu ý những nội dung gì?
Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc thông qua bài viết về Mẫu bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân.
Bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân là gì?
Bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân hay còn được gọi là bản kiểm điểm cá nhân là văn bản dùng để các cá nhân tự, nhìn nhận, đánh giá và nhận xét về những ưu điểm, khuyết điểm của mình một cách cụ thể và khách quan trong quá trình làm việc, công tác tại các cơ quan, tổ chức.
Văn bản này sẽ được cá nhân nộp lên cơ quan, đơn vị mà mình đang công tác. Bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân giúp cho người lao động tự rút ra những kinh nghiệm/bài học, những thiếu sót của bản thân và nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện chính mình nhằm hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời còn giúp cho cơ quan tổ chức nắm bắt rõ tình hình để đánh giá xếp loại nhân sự của mình.
Hoạt động tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân thường được áp dụng cho những người làm trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp.
Ý nghĩa bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân
Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ giúp các cá nhân nhìn nhận lại quá trình của bản thân, thành thật với khả năng của mình và tự đưa ra biện pháp để khắc phục.
Điều này là vô cùng quan trọng với các cá nhân, khi tự nhận xét bản thân phải trung thực, thật thà, nhận ra những điểm sai và đúng của mình trong quá trình thực hiện các công việc được giao và cả về những phẩm chất đạo đức của bản thân trong thời gian làm việc
Cán bộ đều là những người đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản, là lực lượng nòng cốt của đất nước, là chủ thể quản lý, chỉ đạo các công việc tại đơn vị công tác do vậy mà cần phải trung thực, trong sạch để tạo dựng lòng tin với nhân dân, trung thành với ý tưởng của Đảng, của nhà nước Việt Nam.
Do đó, mỗi người cán bộ cần phải tự kiểm điểm, đưa ra đánh giá, từ đó sẽ nhìn nhận được những khuyết điểm trong quá trình công tác để tìm ra giải pháp phù hợp nhất giúp cho công việc được giải quyết thuận lợi và thành công nhất có thể.
Bản tự đánh giá giúp các cán bộ quản lý nắm bắt được năng lực cán bộ và quản lý cán bộ.
Cán bộ quản lý trong quá trình làm việc cũng luôn bám sát những công tác của cán bộ để biết được năng lực cũng như đạo đức của cán bộ đó. Vì thế khi nhận được bản tự đánh giá cũng biết được khả năng hiểu được bản thân và đạo đức của cán bộ đó đến đâu.
Từ đó thì cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ sẽ từ những nhận xét đánh giá đó để đề ra những phương hướng, kế hoạch và giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực cũng như là trình độ chuyên môn của từng cán bộ.
Bản tự nhận xét còn giúp cho cán bộ thể hiện được sự mong muốn cống hiến của bản thân.
Khi viết những lời nhận xét thì cán bộ cần có chí tiến thủ và mong muốn được khắc phục những khuyết điểm cũng như giúp bản thân được phát triển hơn. Điều này giúp cho những người quản lý cản bộ nhìn nhận được mong muốn đó và giao phó cho những trọng trách để cán bộ thể hiện được năng lực của mình.
Vì vậy bên cạnh việc trung thực và phê bình thì cá nhân cán bộ nên hiểu được năng lực và khả năng của mình để phát triển tốt hơn.
Những nội dung của bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân
Để bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân hợp lý về mặt nội dung và hình thức thì nhìn chung bản tự nhận xét cần có những nội dung chính như sau:
+ Mở đầu: Phần quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Tên văn bản: “BẢN TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN”
+ Phần kính gửi: Ghi tên cơ quan, đơn vị hiện đang công tác, làm việc
+ Thông tin cá nhân của cá nhân người tự nhận xét ưu khuyết điểm, phần thông tin cơ bản thường bao gồm:Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;Địa chỉ thường trú; Chức vụ làm việc; Bộ phận công tác; Đơn vị công tác…
+ Phần những nội dung nhận xétgồm 3 nội dung chính:
Tư tưởng chính trị: Bản thân luôn chấp hành nghiêm chỉnh những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cũng như các quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, Có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn có tinh thần cầu tiến, sẵn sàng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phẩm chất đạo đức, lối sống:Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết trong môi trường làm việc, có tinh thần phê bình, tự phê bình, sửa đổi, rèn luyện bản thân để hoàn thiện bản thân hơn, tích cực tham gia các phong trào do cơ quan, đoàn thể phát động và đạt được kết quả cao.
Về chức trách, nhiệm vụ được giao: Trình bày về chức trách nhiệm vụ được giao đảm nhận tại cơ quan tổ chức.
+ Phần đánh giá kết quả đạt được: Có thể trình bày những kết quả đạt được trong quá trình làm việc, công tác.
+ Phần tự nhận xét ưu khuyết điểm: Cần trình bày rõ ràng cụ thể những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân một cách khách quan nhất. Đồng thời nêu phương hướng rèn luyện, phấn đấu trong thời gian tiếp theo.
Ngoài ra, khi viết nhận xét cá nhân thì cần phải chú ý một số vấn đề như sau:
– Bản tự nhận xét không được quá dài: Thông thường, bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân có độ dài trong khoảng từ 01 đến 02 trang giấy. Vì thế, để tránh dài dòng, cần viết với câu chữ rõ ràng, rành mạch, thể hiện được nội dung của văn bản, tránh viết dài dòng lan man, không đúng trọng tâm vấn đề.
– Nội dung nhận xét phải phù hợp với bản thân và công việc đang đảm nhiệm: có một thực tế là thông thường khi viết văn bản này nhiều người thường sao chép của người khác, do đó có nhiều nội dung không phù hợp với chính công việc đang đảm nhận và không có tính khách quan, cụ thể. Chính vì vậy, mỗi người cần đánh giá dựa trên thực tế công việc, và những ưu khuyết điểm của mình.
– Lỗi chính tả: Để tránh mắc lỗi chính tả khi soạn thảo văn bản này thì sau khi viết xong cần phải soát lại lỗi chính tả, điều này sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của văn bản cũng như tính cẩn thận của người viết từ đó tạo thiện cảm với người đọc.
Mẫu bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân
Quý vị có thể tham khảo mẫu bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TỰ NHẬN XÉT CÁ NHÂN
Kính gửi: – Trưởng Ban Tổ chức cán bộ
– Thủ trưởng đơn vị………………
Họ tên:…………………………………………………………………………..
Ngày sinh:………………………………………………………………………
Số chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân:……………………………….
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………….
Chức vụ: ………………………………………………………………………
Đơn vị công tác……………………………………………………………………
Sau đây tôi xin tự đánh giá những ưu khuyết điểm của bản thân thông qua những nội dung như sau:
1. Về chính trị, tư tưởng
………………………………………………………………………………………………………………………
2. Về đạo đức, lối sống
…………………………………………………………………………………………………………………………….
3. Về công tác chuyên môn
…………………………………………………………………………………………………………………………….
4. Kết quả đánh giá, phân loại đơn vị, công chức, viên chức và người lao động của 03 năm liên tiếp liền kề (xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ)
– Năm 20….: ……
– Năm 20….: ……….
– Năm 20….:………….
5. Tự nhận xét, đánh giá
– Ưu điểm …………………………………………………………………………..
– Khuyết điểm………………………………………………………………
– Phương hướng rèn luyện, phấn đấu
…, ngày… tháng …năm 202….
Nhận xét của lãnh đạo đơn vị
| Người tự nhận xét (ký, ghi rõ họ và tên)
|
Tải (Download) Mẫu bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân
Mẫu bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân giáo viên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
Kính gửi: | – UBND …………………………. – Phòng Giáo dục và Đào tạo ….. – Trường ………………………… |
Tôi tên là:………………………………………
Sinh ngày:……………………………………..
Quê quán:……………………………………………………………………………….
Trú quán:…………………………………………………………………………………
Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………
Trong thời gian giảng dạy tại trường ……………….. từ ngày … tháng … năm 20… đến nay, bản thân tôi tự nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm như sau:
I/ ƯU ĐIỂM:
1. Tư tưởng chính trị:
– Bản thân luôn luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước. Thực hiện tốt nội qui, qui chế chuyên môn của nhà trường.
– Có quan điểm lập trường vững vàng. Thật sự yêu nghề mến trẻ, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường và đoàn thể giao.
2. Phẩm chất đạo đức, lối sống:
– Luôn tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, không xoa hoa lãng phí, không mê tín dị đoan, luôn chống những biểu hiện tiêu cực có ảnh hưởng xấu đến nhà trường, luôn nêu cao tinh thần tự phê, biết tự sửa đổi và rèn luyện bản thân xứng đáng là cô giáo mầm non trong giai đoạn mới hiện nay.
– Có lối sống lành mạnh, giản dị, gần gũi, hòa đồng với đồng nghiệp với phụ huynh. Hòa nhã với mọi người xung quanh, biết kính trên nhường dưới, không làm mất đoàn kết nội bộ. Biết giúp đỡ đồng nghiệp trong những lúc khó khăn đau ốm.
3. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
– Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần tự học hỏi ở đồng nghiệp, từng bước bồi dưỡng để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn trong nhà trường cũng như các hoạt động khác do công đoàn đề ra cụ thể như sau:
– Tôi đã tham gia dạy tiết dạy tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Tham gia thi thiết kế giáo án điện tử đạt giải ba.
– Tôi được nhà trường phân công dạy chuyên đề cho cụm về dự đạt kết quả tốt.
– Phòng giáo dục về thanh tra toàn diện xếp loại: tốt
– Luôn chấp hành tốt sự phân công của nhà trường, công đoàn trường và tổ trưởng tổ chuyên môn đề ra.
II/ KHUYẾT ĐIỂM:
Là giáo viên đang tập sự, bên cạnh những mặt đã làm được, bản thân tôi chưa nắm bắt được hết chương trình đổi mới trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, vì vậy hiệu quả công tác chưa cao nhưng tôi sẽ cố gắng khắc phục và tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Kính mong các cấp lãnh đạo góp ý và xây dựng cho bản thân tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
……………, ngày … tháng … năm 20…
Nhận xét của nhà trường
| Người tự kiểm điểm
|
Tải (Download) Mẫu bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân giáo viên
Hướng dẫn viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân
Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân thường có 3 nội dung chính như sau:
Thông tin cá nhân của người lập biên bản
Phần thông tin cơ bản thường bao gồm:
– Họ tên
– Ngày tháng năm sinh
– Quê quán
– Địa chỉ thường trú
– Nghề nghiệp hiện tại
– Đơn vị công tác
Phần tự đánh giá về ưu điểm
Mục ưu điểm thường được chia thành 3 nội dung chính, đó là:
– Tư tưởng chính trị
– Phẩm chất đạo đức, lối sống
– Thực hiện các nhiệm vụ được giao
Người lập biên bản cần tự nhìn nhận về ưu điểm của bản thân trong 3 mảng này và ghi ra thật rõ ràng và cụ thể.
Phần tự đánh giá về khuyết điểm
Sau phần tự đánh giá về ưu điểm, bạn sẽ phải điền đầy đủ thông tin vào phần khuyết điểm. Phần này yêu cầu bạn phải trung thực nhìn nhận những nhược điểm của bản thân, dũng cảm nói ra và đưa ra cách khắc phục.
Những điều cần tránh khi viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân
Hoàn thành bản tự nhận xét đánh giá cá nhân không phải là nhiệm vụ quá khó khăn, thế nhưng không ít người trong chúng ta vẫn mắc lỗi khi viết nó. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi viết bản TNXĐGCN và cách để khắc phục!
– Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân quá dài
Mỗi một cơ quan, đơn vị sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về độ dài của bản TNXĐGCN. Độ dài của nó có thể là 1 trang giấy, 2 trang giấy hoặc nhiều hơn. Bạn hãy dựa vào độ dài quy định để viết một bản tự nhận xét thật phù hợp nhé! Bản TNXĐGCN nên ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm chứ không nên dài lê thê như một bài diễn văn.
– Không phù hợp với vị trí đang ứng tuyển
Không phải chỉ những nhân sự đã làm việc lâu năm mới phải làm bản TNXĐGCN để nộp lên cấp trên mà ngay cả những ứng viên đang tìm việc đôi khi cũng cần hoàn thành một bản tự đánh giá để gửi cho đơn vị mà họ muốn ứng tuyển. Hãy điều chỉnh bản tự nhận xét của bạn theo hướng mà nhà tuyển dụng mong muốn.
Bạn cần tập trung vào những kỹ năng hay đức tính mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên của họ. Chỉ khi bạn tạo ra được một bản TNXDGCN phù hợp với vị trí mình ứng tuyển thì cánh cửa cơ hội mới mở ra trước mắt bạn!
– Sử dụng từ ngữ không thích hợp
Dù bạn là nhân viên cũ trong công ty hay là người đang đi tìm công việc mới thì tôi cũng chắc chắn rằng bản TNXĐGCN rất quan trọng với bạn! Bản tự nhận xét chính là phương tiện để bạn chứng minh mình là người đủ năng lực, là người hiểu rõ bản thân và luôn không ngừng cố gắng để hoàn thiện mình.
Cũng vì điều này mà bản tự đánh giá của bạn cần sử dụng những từ ngữ và văn phong phù hợp, chuyên nghiệp. Đừng dùng những từ ngữ quá chung chung, hãy đánh thẳng vào trọng tâm bằng những câu từ cụ thể và rõ nghĩa.
– Quá nhiều lỗi chính tả
Lỗi chính tả là loại lỗi thường gặp trong hầu hết các loại văn bản, giấy tờ. Loại lỗi này sẽ khiến người đọc văn bản khó chịu và cho rằng người viết cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp. Nói chung, nó sẽ mang đến phiền phức cho người viết nhưng lại không khó khắc phục. Hãy kiểm tra thật kỹ bản TNXĐGCN của mình trước khi gửi đi bạn nhé! Hãy rà soát thật kỹ, cẩn thận hơn nữa thì bạn có thể sử dụng phần mềm kiểm tra chính tả để không bỏ sót chữ nào.
Vì vậy các cá nhân nên có những câu từ, cách thức nhân xét phù hợp. Việc hiểu rõ được mình có gì và cần gì là điều quan trọng để kết quả đánh giá được tốt nhất. Và cũng không nên quá cố gắng thể hiện bản thân quá lố lăng mà chỉ cần trung thực, khiêm nhường thì bản tự đánh giá mới được đánh giá tốt.
Trên đây, là toàn bộ nội dung về các vấn đề liên quan tới Mẫu bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ hỗ trợ bạn đọc trong quá trình viết bản tự nhận xét ưu khuyết điểm cá nhân của mình.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc