Mẫu bản kiểm điểm và cách viết bản kiểm điểm 2024

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Mẫu bản kiểm điểm và cách viết bản kiểm điểm. Mời Quý vị theo dõi.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Mẫu bản kiểm điểm và cách viết bản kiểm điểm. Mời Quý vị theo dõi.

Mẫu bản kiểm điểm và cách viết bản kiểm điểm 2024

Bản kiểm điểm là văn bản do cá nhân soạn thảo nhằm xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi, có khuyết điểm, trong một số trường hợp, bản kiểm điểm còn là bản tổng kết quá trình tu dưỡng, rèn luyện, công tác và phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của cá nhân.

Bản kiểm điểm là loại văn bản thông dụng, sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, do bản kiểm điểm thường không có mẫu nên không ít người lúng túng không biết đặt bút viết từ đâu, không biết soạn thế nào chủ đủ nội dung. Hiểu được điều này, nhằm đưa ra những gợi ý, hướng dẫn cho Quý độc giả khi kiểm điểm bản thân thông qua bản kiểm điểm, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Mẫu bản kiểm điểm và cách viết bản kiểm điểm. Mời Quý vị theo dõi:

Mục lục

    Bản kiểm kiểm là gì?

    Bản kiểm điểm là văn bản do cá nhân soạn thảo nhằm xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi, có khuyết điểm, trong một số trường hợp, bản kiểm điểm còn là bản tổng kết quá trình tu dưỡng, rèn luyện, công tác và phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của cá nhân trong một tổ chức, đoàn thể.

    Khi nào phải viết bản kiểm kiểm?

    Từ khái niệm bản kiểm kiểm trên đây chúng tôi đưa ra, có thể thấy, có hai trường hợp viết bản kiểm điểm:

    Thứ nhất: Khi mắc lỗi, có sai sót trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ

    Bản kiểm điểm nhận lỗi là loại bản kiểm điểm phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Không ít những trường hợp khi đi học chúng ta mắc lỗi và được giáo viên yêu cầu viết bản kiểm điểm. Khi hoạt động trong một tổ chức, chúng ta vi phạm nội quy nên phải viết bản kiểm điểm….

    Bản kiểm điểm này thể hiện thái độ tích cực của bản thân khi biết nhìn nhận vào khuyết điểm, từ đó quyết tâm sửa chữa bằng cam kết không tái phạm lỗi từng mắc  trong tương lai.

    Thứ hai: Khi kết thúc một thời gian, quá trình rèn luyện, công tác

    Trong một số đoàn thể, tổ chức, việc viết bản tự kiểm điểm là một thủ tục cần thiết nhằm tổng kết quá trình tu dưỡng, rèn luyện, công tác và phấn đấu thực hiện nhiệm vụ trong tương lai.

    Ví dụ: Bản tự kiểm điểm Đảng viên cuối năm là bản tổng kết quá trình tu dưỡng, rèn luyện, công tác và phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của người Đảng viên trong năm. Thông qua bản tự kiểm điểm này mỗi Đảng viên sẽ tự nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của bản thân đồng thời đưa ra những phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt hơn những mục tiêu, nhiệm vụ của Chi bộ. 

    Các loại bản kiểm điểm phổ biến hiện nay

    Căn cứ vào lĩnh vực sử dụng, tên gọi cụ thể có thể có nhiều loại bản kiểm điện khác nhau. Chúng tôi xin chia sẻ về một số loại bản kiểm điểm phổ biến hiện nay để Quý vị có thêm thông tin:

    Thứ nhất: Bản kiểm điểm cá nhân

    Bản kiểm điểm cá nhân là tên gọi chung của bản kiểm điểm dành cho giáo viên, công chức hay học sinh, sinh viên khi cần kiểm điểm, trình bày khuyết điểm hoặc lỗi của cá nhân trong sự việc nào đó, tự đánh giá mức độ phạm lỗi của mình để cấp trên có cơ sở đánh giá hình thức kỷ luật đối với mình.

    Bản kiểm điểm cá nhân được dùng cho hầu hết các cá nhân thực hiện để nâng cao ý thức trách nhiệm, biết tự nhận ra khuyết điểm của mình, những sai sót mắc phải để rút ra được kinh nghiệm trong thời gian sắp tới. Bản kiểm điểm cá nhân thường được thực hiện vào cuối năm trước khi làm báo cáo tổng kết và Bảng đánh giá nhân viên cuối năm.

    Thứ hai: Bản kiểm điểm Đảng viên

    Bản tự kiểm điểm cá nhân của Đảng viên là văn bản do Đảng viên lập ra để xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một năm qua đã đạt hay chưa đạt được những gì, để từ đó đưa ra phương hướng cho năm sau. Việc kiểm điểm Đảng viên nhằm những mục đích như sau:

    – Kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác cán bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.

    – Trong kiểm điểm phải khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; phải nhận diện, xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để sửa chữa, khắc phục; lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân, lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể.

    Thực hiện đánh giá liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể, có sự so sánh giữa các vị trí tương đương và công khai kết quả; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng của cá nhân với tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

    – Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm.

    Thứ ba: Bản kiểm điểm học sinh

    Bản kiểm điểm học sinh là văn bản do học sinh tự viết, không theo khuôn mẫu nào để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một năm học, một kỳ học đã làm được gì, vi phạm những gì để có phương hướng phát triển cho kỳ học sau.

    Thứ tư: Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm

    Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm là văn bản do một cá nhân soạn thảo hoặc điền theo mẫu có sẵn, để trình bày về một sự việc hay lỗi lầm đã xảy ra trong quá trình công tác, học tập, làm việc, trong một khoảng thời gian nhất định.

    Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm thường hướng đến giúp các chủ thể có thể nhận ra được lỗi lầm của bản thân; để lần sau biết rút kinh nghiệm không bị mắc phải nữa. Đây được xem là cách lành mạnh để cá nhân nâng cao nhận thứ về bản thân và đạt được sự phát triển đúng đắn trong tương lai.

    Hướng dẫn cách viết bản kiểm kiểm

    – Bản tự điểm về vi phạm nội quy trường/công ty:

    + Ở phần đầu: Ghi rõ thông tin của người làm viết kiểm điểm gồm: Họ tên; ngày sinh; địa chỉ (với người lao động làm việc trong doanh nghiệp); tên trường, lớp (với học sinh).

    + Ở phần nội dung: Do đây là Bản tự kiểm điểm về việc vi phạm nội quy nên người viết phải trình bày rõ sự việc vi phạm, lỗi vi phạm, nguyên nhân của hành vi vi phạm, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra…

    Lưu ý: Ở phần này cần trình bày một cách súc tích, ngắn gọn, rõ ràng nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các sự việc liên quan đến hành vi vi phạm.

    + Lời cam đoan: Dưới mỗi Bản tự kiểm điểm về lỗ vi phạm, người viết phải có cam đoan về việc sẽ không tái phạm lỗi nữa.

    – Bản tự kiểm điểm cuối năm:

    Với bản tự kiểm điểm cuối năm chủ yếu nhằm để người làm kiểm điểm tự đánh giá về những ưu, nhược điểm của bản thân, những việc đã làm được và chưa làm được trong suốt một năm qua.

    Người viết căn cứ vào thực tế quá trình làm việc, học tập của bản thân để đưa ra đánh giá, xếp loại một cách khách quan, trung thực nhất.

    Không chỉ vậy, ở Bản tự kiểm điểm cuối năm, người viết còn cần đưa ra được phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại.

    Mẫu bản kiểm điểm phổ biến hiện nay

    1/ Mẫu bản kiểm điểm cá nhân

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ——-o0o——

     

    BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

    Tôi tên:………………………………………………………………………………………………………..

    Hiện đang làm việc tại Bộ phận:…………………………………………………………………………

    Nhiệm vụ được giao là:……………………………………………………………………………………

    Nay tôi tự kiểm bản thân với những sự việc xảy ra như sau:

    Trình bày sự việc xảy ra:

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    Xác định sự việc trên bản thân mình có lỗi hay không?

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    Nguyên nhân sai phạm (hoặc lý do tại sao không có lỗi):

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………………………………….

    Hậu quả do sai phạm xảy ra:

    …………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………..

    Bản thân tự nhận hình thức kỷ luật:

    …………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………..

    Bản thân hứa để lần sau không vi phạm:

    ……………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………

    Ghi chú: Có ba hình thức kỷ luật chính

    + Khiển trách bằng văn bản;

    + Chuyển làm công tác khác có mức lương thấp hơn không quá sáu tháng;

    + Sa thải.

    ………, ngày……..tháng…….năm…….
    Người viết kiểm điểm
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Tải (Download) Mẫu bản kiểm điểm cá nhân

    Download Tại Đây

    2/ Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên

    ĐẢNG BỘ xã A

    Chi bộ: 5

    ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    ………., ngày…..tháng….năm…….

    BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

    Năm: ….

    Họ và tên: Nguyễn Văn A Ngày sinh: 19xx

    Chức vụ Đảng: Đảng viên

    Chức vụ chính quyền: Công chức

    Chức vụ đoàn thể: ……………………………………………………………………

    Đơn vị công tác: Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C

    Chi bộ: 5

    I. Ưu điểm, kết quả đạt được

    1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

    – Về tư tưởng chính trị: Trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

    – Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Giữ gìn đạo đức, lối sống; Có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…

    – Về ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện nghiêm túc những điều Đảng viên không được làm; sinh hoạt và đóng đảng phí đầy đủ; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú…

    – Về tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

    – Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện): Tự liên hệ với các biểu hiện như: Không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn; Đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức…

    Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

    □ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

    2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

    Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (Đảng, chính quyền, đoàn thể): Đóng Đảng phí đầy đủ; Thực hiện theo đúng quyền hạn, chức trách của mình…

    – Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm: Hoàn thành mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp trên giao trong năm, đạt được những kết quả khả quan…

    – Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách: Thỉnh thoảng vẫn còn chưa tập trung vào công việc dẫn đến còn xảy ra một số sai sót nhỏ…

    Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

    □ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

    3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

    II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

    1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên): Chưa dành nhiều thời gian thích hợp để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Đảng; pháp luật, chính sách của Nhà nước…

    2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm: Trong một số công việc còn chưa sắp xếp được thời gian hợp lý để thực hiện khiến không đủ thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật…

    III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

    Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân: Đang dần dần xây dựng thời gian biểu hợp lý hơn để dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và tìm hiểu các quy định của Đảng, pháp luật…

    Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

    □ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

    IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)

    Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm:…………………..

    V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

    VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

    VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

    1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

    □ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

    x Hoàn thành tốt nhiệm vụ

    □ Hoàn thành nhiệm vụ

    □ Không hoàn thành nhiệm vụ

    2. Xếp loại Đảng viên:

    □ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

    x Hoàn thành tốt nhiệm vụ

    □  Hoàn thành nhiệm vụ

    □ Không hoàn thành nhiệm vụ

    NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

    (Ký, ghi rõ họ tên)
     

    Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

    – Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: ………………………………………………………………………………………………………

    – Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức: …………………………………..

    THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

    (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

    Đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên

    – Nhận xét, đánh giá của chi ủy: ………………………………………………………….

    – Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng: ……………………………………………

    T/M CHI ỦY (CHI BỘ)

    (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)

     

    – Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng: ………………………..

    T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)

    (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

    Tải (Download) Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên

    Download Tại Đây

    3/ Mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh

    + Mẫu số 1:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ————-

    BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

    Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp…………..

    Họ và tên:…………………………………….

    Học sinh lớp:……………………… Trường:………………………………

    Trong học kì…. năm học 2021-2022 vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau:

    + Ưu điểm:

    Trong học kỳ vừa qua, em đã đạt được những ưu điểm như sau:

    Học tập:……………………………………………………………

    Kỷ luật:…………………………………………………………….

    Hoạt động phong trào:……………………………………….

    Vấn đề khác:…………………………………………………..

    + Về khuyết điểm:

    Tuy nhiên, em đã vi phạm những lỗi như sau:

    – Nghỉ học có phép:…….lần.

    – Nghỉ học không phép:…….lần.

    – Đi học muộn:……..lần.

    – Nói chuyện ồn ào trong giờ học:……..lần.

    – Gây rối, mất đoàn kết trong lớp:……..lần.

    – Vô lễ với giáo viên:……..lần.

    ………………………………………………………………

    Với những ưu và khuyết điểm trên, em xin đánh giá hạnh kiểm của cá nhân như sau:

    + Tự xếp loại hạnh kiểm:……………………

    Ngoài ra, em xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp về lớp học trong học kỳ sắp tới, mong được thầy cô xem xét.

    + Ý kiến cá nhân:

    Trên đây là bản kiểm điểm cá nhân của em. Kính mong thầy/cô giáo xem xét, đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cho em.

    Trong học kỳ tới, em xin hứa sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa để học tập tốt, thực hiện theo đúng nội quy và có những đóng góp hơn nữa cho lớp, trường. Em xin chân thành cảm ơn!

    …………., ngày… tháng… năm……

    Học sinh
    (Ký và ghi rõ họ tên)

     Tải (Download) Mẫu bản kiểm điểm học sinh mẫu số 1

     

    Download Tại Đây

    + Mẫu 2:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

    Kính gửi: ban giám hiệu trường: ………………………………………………………..

    Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: …………………………………………….

    Tên em là ……………………………………………….. Là học sinh lớp……………..

    Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

    Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…

    Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….. (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.

    Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

    Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

    …………, ngày … tháng … năm

    Chữ ký học sinh
    (Ký, ghi rõ họ tên)
    Chữ ký phụ huynh
    (Ký, ghi rõ họ tên)

     Tải (Download) Mẫu bản kiểm điểm học sinh mẫu số 2

    Download Tại Đây

    4/ Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ——-o0o——

    BẢN KIỂM ĐIỂM

    Kính gửi:…………………………………………………………………………………………………………….

    Tôi tên là :…………………………………………………………………………………………………………..

    Đơn vị :……………………………………………………………………………………………………………….

    Chức vụ :……………………………………………………………………………………………………………

    Nhiệm vụ được giao: …………………………………………………………………………………………

    Theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị, tôi xin kiểm điểm bản thân như sau:

    Trình bày sự việc xảy ra:…………………………………………………………………………………….

    Xác định lỗi:……………………………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………………………………..

    Nguyên nhân sai phạm:…………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………………………………..

    ………………………………………………………………………………………………………………..

    Hậu quả do sai phạm xảy ra:……………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………………………………………………

    Tự nhận hình thức kỷ luật:…………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………………

    …………Ngày … tháng … năm 20………

    Người viết kiểm điểm

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Tải (Download) Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm

    Download Tại Đây

    Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Mẫu bản kiểm điểm và cách viết bản kiểm điểm. Khách hàng theo dõi bài viết tại Đại Lý Thuế Gia Lộc, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *