Mẫu bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Mẫu bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở. Mời Quý vị tham khảo.
Mẫu bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở
Để tìm ra những giải pháp cải cách hành chính thích hợp giúp phát triển bộ máy quản lý nhà nước, nhiều lớp bồi dưỡng chính trị về cải cách hành chính nhà nước được triển khai hiện nay. Cuối khóa bồi dưỡng, học viên thường phải viết bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở.
Để hỗ trợ cho Quý độc giả trong quá trình thực hiện bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở, trong nội dung bài viết Mẫu bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở này, chúng tôi sẽ đưa ra một số hướng dẫn. Mời Quý vị tham khảo:
Bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở là gì?
Để tìm ra những giải pháp cải cách hành chính thích hợp giúp phát triển bộ máy quản lý nhà nước, nhiều lớp bồi dưỡng chính trị về cải cách hành chính nhà nước được triển khai hiện nay. Cuối khóa bồi dưỡng, học viên thường phải viết bài thu hoạch. Đây chính là Bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở.
Một số nội dung về cải cách hành chính ở cơ sở
Để giúp Quý vị thực hiện bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở thuận tiện, dễ dàng hơn, chúng tôi làm rõ một số nội dung lý thuyết về cải cách hành chính ở cơ sở như sau:
Thứ nhất: Khái niệm cải cách hành chính ở cơ sở
Cải cách hành chính được hiểu là những thay đổi có mục tích mang tính hệ thống và lâu dài nhằm hoàn thiện hệ thống bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo cho nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình.
Cải cách hành chính ở cơ sở – một trong những nội dung quan trọng của Khoa học hành chính là hoạt động cải cách hành chính nhà nước được tiến hành ở địa phương, cụ thể là ở các cấp xã, huyện, tỉnh dưới sự chỉ đạo của Đảng và các cơ quan nhà nước ở Trung ương.
Thứ hai: Mục tiêu của cải cách hành chính ở cơ sở
Mục tiêu của chương trình Cải cách hành chính ở cơ sở bao gồm:
– Xây dựng và ngày càng hoàn thiện các cơ quan hành chính nhà nước ở Địa phương với phương châm hoạt động trong sạch, lành mạnh, và đạt hiệu quả cao.
– Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở có đầy đủ phẩm chất chính trị, năng lực và trình độ, đáp ứng được yêu cầu quản lý xã hội và phục vụ nhân dân ở Địa phương.
– Đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội, duy trì trật tự phát triển kinh tế theo định hướng của nhà nước. Từ đó hiện thực hóa mục tiêu của Đảng và nhà nước, phục vụ lợi ích của toàn dân.
Hướng dẫn thực hiện bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở
Trước hết, ở trang đầu tiên, một điều không thể thiếu là cần phải có tên cơ quan chủ quản và tên cơ quan đào tạo học viên viết in hoa nằm ở bên trái góc trên của tờ giấy, ví dụ:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG…
Tên và chủ đề của bài thu hoạch cùng với Họ tên của học viên, niên khóa, ví dụ:
BÀI THU HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ
Họ và tên học viên: NGUYỄN VĂN A
NIÊN KHÓA: 2018 – 2019
Tiến vào phần nội dung, một Bài thu hoạch cải cách hành chính cần phải đáp ứng cấu trúc gồm ba phần: (mở đầu, thân bài và kết bài)
– Ở phần mở đầu, các bạn cần nêu được khái quát về mục tiêu, nội dung và tính cấp thiết của chương trình Cải cách hành chính ở cơ sở.
– Tiếp đến là phần thân bài, đây là phần thể hiện rõ nhất những kiến thức, hiểu biết mà bạn học được trong suốt một khóa học, chiếm điểm đánh giá cao nhất trong toàn bài. Ở phần này, bạn có thể phân tích ở hai khía cạnh lý luận và thực tiễn sau đó đưa ra kiến nghị và giải pháp phù hợp, cụ thể:
+ Về cơ sở lý luận: bạn cần phân tích một số nội dung như là khái niệm Cải cách hành chính là gì? Mục tiêu của chương trình Cải cách hành chính? Nội dung của chương trình Cải cách bao gồm những gì? (như là cải cách thể chế hành chính nhà nước; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; hoạt động xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công; hoạt động Hiện đại hóa hành chính;…)
+ Về Thực trạng Cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở: ở mục này, bạn có thể lựa chọn một địa phương cụ thể để phân tích. Nội dung phân tích bao gồm: khái quát về đặc điểm, tình hình hành chính của địa phương đó; phân tích về ưu nhược điểm và nguyên nhân của những hạn chế về hành chính ở địa phương đó.
+ Về kiến nghị và giải pháp: bạn có thể căn cứ vào những hạn chế đã phân tích ở mục thực trạng để đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp, những kiến nghị này có thể là gửi cho lãnh đạo địa phương và các cơ quan chuyên môn khác.
– Cuối cùng là phần kết bài: chỉ cần đơn giản chốt lại nội dung và mục tiêu của chương trình Cải cách hành chính ở cơ sở là xong.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc