Mạch tích hợp bán dẫn và cơ sở bảo hộ thiết kế bố trí được quy định như thế nào?

Mạch tích hợp bán dẫn và cơ sở bảo hộ thiết kế bố trí được quy định như thế nào? vui lòng theo dõi bài viết để hiểu rõ.

Bài viết “Mạch tích hợp bán dẫn và cơ sở bảo hộ thiết kế bố trí được quy định như thế nào?” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.

Mạch tích hợp bán dẫn và cơ sở bảo hộ thiết kế bố trí được quy định như thế nào? vui lòng theo dõi bài viết để hiểu rõ.

Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:

Mạch tích hợp bán dẫn và cơ sở bảo hộ thiết kế bố trí được quy định như thế nào?

Việt Nam đã tiến hành từng bước nhằm cụ thể hóa việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về lĩnh vực này đồng thời tiến hành từng bước của tiến trình hội nhập vào cộng đồng quốc tế thông qua việc tham gia Công ước Berne, các công ước và hiệp ước khác của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có những văn bản pháp luật quy định tương đối đầy đủ nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có đối tượng sở hữu công nghiệp là thiết kế bố trí mạch tích hợp (sau đây gọi tắt là thiết kế bố trí).

Vậy mạch tích hợp bán dẫn và cơ sở bảo hộ thiết kế bố trí được quy định như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để hiểu rõ.

Mục lục

    Pháp luật Việt Nam quy định bảo hộ đối với các thiết kế bố trí mạch tích như nào?

    Việt Nam đã tiến hành từng bước nhằm cụ thể hóa việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về lĩnh vực này đồng thời tiến hành từng bước của tiến trình hội nhập vào cộng đồng quốc tế thông qua việc tham gia Công ước Berne, các công ước và hiệp ước khác của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

    Đặc biệt để trở thành thành viên của WTO, Việt Nam phải có những quy định về việc bảo hộ đối với các thiết kế bố trí mạch tích hợp phù hợp với những quy định từ Điều 2 đến Điều 7 (trừ Điều 6 (3) trong đó quy định về li xăng bắt buộc), Điều 12 và Điều 16 (3) của Thỏa ước IPIC. Trước khi Việt Nam ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (trước năm 2005), Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Tại Điều 1 và Điều 2 Nghị định xác định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng gồm:

    – Nghị định quy định chi tiết việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (Điều 1);

    – Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân của Việt Nam;

    – Nghị định này cũng được áp dụng đối với những tổ chức, cá nhân của nước ngoài được hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

    – Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng của điều ước quốc tế đó (Điều 2).

    – Nếu theo sự giải thích từ ngữ tại Điều 3 Nghị định số 42/2003/NĐ-CP thì “Mạch tích hợp bán dẫn” là sản phẩm mới đa dạng thành phẩm hoặc bán dẫn thành phẩm trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn và nhằm thực hiện chức năng điện tử “Mạch tích hợp” đồng nghĩa với “IC”, “chíp” và “Mạch vị điện tử”. “Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn” là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

    – Kiểu dáng thiết kế bố trí hoặc kiến trúc các mạch điện của “chíp” bán dẫn được sao chép và cố định trong “chín” trong quá trình sản xuất được bảo hộ ở nhiều nước như một quyền sở hữu trí tuệ (Việt Nam bảo hộ đối tượng này theo Nghị định số 42/2003/NĐ-CP). Các quy định về hình thức bảo hộ này được quy định trong Hiệp ước sở hữu trí tuệ về các mạch tích hợp ký tại Washington ngày 26/5/1989.

    Mặc dù Hiệp ước này chưa đạt được sự phê chuẩn của các nước bảo trợ nhưng việc bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp đã được quy định trong Hiệp định TRIPS (các thiết kế bố trí vi mạch điện tử được bảo hộ trong thời hạn 8 năm theo Hiệp ước Washington cho đến 10 năm theo luật của Hoa Kỳ và Nhật Bản). Những quy định của luật quốc gia là thành viên của Hiệp định TRIPS về thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp tương đối phù hợp với thời hạn được bảo hộ cho đối tượng này trong Hiệp định TRIPS. Thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp tối thiểu từ 8 năm theo quy định tại Điều 8 Thỏa ước IPIC lên 10 – 15 năm (Điều 38). Theo quy định trong Hiệp định TRIPS thì bất luận một hành vi nào liên quan tới vật phẩm có chứa một mạch tích hợp đã được bảo hộ đều được coi là hành vi sao chép bất hợp pháp.

    Tuy nhiên, những hành vi liên quan đến mạch tích hợp của chủ thể khác được xác định là hành vi vô ý sẽ không bị xem là vi phạm đối tượng sở hữu công nghiệp, nhưng phải thanh toán một khoản thù lao hợp lý cho chủ sở hữu khi người này chứng minh được quyền của mình bị xâm phạm (Điều 6 (4); Điều 36; Điều 37 (1) của Thỏa ước IPIC. Theo giải thích từ ngữ được quy định tại Điều 3 Nghị định số 42/2003/NĐ-CP thì mạch tích hợp (Integrated Circuit) còn được gọi phổ biến trên thương trường theo cách gọi tắt hai chữ cái đầu của từ này là “IC”, “con chíp” là một loại sản phẩm được chế tạo từ chất bán dẫn, có kích thước rất nhỏ nhưng lại có khả năng” thực hiện một chức năng điện tử.

    Nếu xem xét các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra và đang lưu thông trên thị trường, đang được sử dụng phục vụ trong đời sống thường nhật của con người và nhằm để đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của người sử dụng các sản phẩm công nghiệp đó, chúng ta nhận thấy trong nhiều loại thiết bị hiện đại gồm đồng hồ, máy giặt, ô tô, máy vi tính, quạt máy, cửa tự động, các loại khóa, điện thoại di động… đều có thành phần (yếu tố) mạch tích hợp trong bộ phận cấu thành các sản phẩm này.

    Mục đích của công nghệ chế tạo ra những sản phẩm, hàng hóa có chứa đựng hàm lượng trí tuệ cao liên quan đến việc chế tạo và sử dụng mạch tích hợp có mật độ phần tử cao càng hữu ích trong việc sử dụng phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Mật độ phân tử được hiểu là trên một diện tích bề mặt vật chất nhất định đã bố trí được nhiều nhất và có hiệu quả cao của số lượng phân tử được bố trí trên diện tích đó và khi nó được sử dụng thì chức năng tối đa của nó đáp ứng tốt nhất mục đích chế tạo và sử dụng của con người.

    Xã hội càng phát triển thì công nghệ chế tạo và sử dụng thiết kế bố trí mạch tích hợp càng được chú ý sử dụng trong ngành bưu chính viễn thông, trong việc chế tạo điện thoại di động với những chức năng ngày một hiện đại, thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng. Việc chế tạo những bộ vi xử lý của máy vi tính cũng thuộc lĩnh vực thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

    Xét về sự tồn tại vật chất và công năng thì thiết kế bố trí mạch tích hợp là sự bố trí trong không gian ba chiều vị trí, kích thước của các phần tử của mạch điện tử và mối liên hệ hữu cơ giữa các phần tử đó trong việc thể hiện một chức năng hay nhiều chức năng khi chúng được sử dụng phục vụ cuộc sống của con người. Trên thực tế, thiết kế bố trí mạch tích hợp được sắp xếp theo nguyên tắc phân bố các phần tử của mạch điện tử thành nhiều lớp khác nhau trong một diện tích vật chất bán dẫn nhất định.

    Để tạo ra một lớp cần phải có “sơ đồ mẫu” về bố trí các phần tử, rồi từ đó tạo ra “mặt nạ” (Mask) cho mỗi lớp. “Mặt nạ” là “nền”, là “mặt bằng được sử dụng để cấy chất pha trộn vào trong lòng miếng việt liệu bán dẫn nhằm tạo ra các phần tử thuộc lớp đó. Thiết kế bố trí mạch tích hợp được ấn định bằng nhiều hình thức như ảnh chụp, bản vẽ, hệ thống tự động hóa sử dụng chương trình máy tính hay cơ sở dữ liệu. Thiết kế bố trí mạch tích hợp được tạo ra theo quy trình cơ bản sau đây: 

    – Bước thứ nhất, xác định các thông số kỹ thuật để xác định chức năng, đặc tính hoạt động;

    – Bước thứ hai, thiết kế hệ thống là xác định để chia nhóm chức năng và xác lập mối quan hệ hữu cơ có ích giữa các nhóm;

    – Bước thứ ba, thiết kế logic là xác định mối liên hệ giữa các mạch cơ sở và cổng logic;

    – Bước thứ tư, thiết kế mạch điện là việc sắp xếp các transitor và các phần tử có chức năng truyền dẫn điện;

    – Bước thứ năm, thiết kế bố trí hình học là việc cố định các phần từ bố trí trong các lớp.

    Những quy trình tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp nếu xét về mặt kinh tế và kỹ thuật, tác giả cuốn sách chuyên khảo này có những nhận xét sau đây:

    + Xét về mặt kỹ thuật: Việc tạo ra những mạch tích hợp là một hệ thống của các nhóm chức năng và dụng ích của các nhóm chức năng đó trong thiết kế bố trí mạch tích hợp phù hợp về hình khối nhưng lại thực hiện được những chức năng điện tử phức tạp và có những ưu điểm vượt trội so với những mạch đã và đang được sử dụng trong phạm vi toàn cầu là sự cần thiết trong việc góp phần phát triển khoa học, công nghệ phục vụ mục đích hòa bình của nhân loại.

    Một thành tựu của khoa học, công nghệ đạt được ở bất kỳ quốc gia nào thì đều có sự ảnh hưởng nhất định đến những tư duy khoa học và triển khai công nghệ không chỉ trong phạm vi quốc gia đó, mà thành quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ mới luôn luôn tạo ra sự biến đổi nhất định trong quan hệ không chỉ về lĩnh vực khoa học, Công nghệ giữa các quốc gia và khu vực.

    + Về mặt kinh tế: Những thiết kế bố trí mạch tích hợp càng gọn nhẹ, phù hợp với sự phức tạp nhưng tiện lợi tối ưu khi có được sử dụng sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế không những cho các nhà sản xuất mà còn mang lại những dụng ích tối đa cho người tiêu dùng như giảm được lượng vật liệu để chế tạo, giảm chi phí vận chuyển, bảo quản, giảm không gian lắp đặt.

    Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí

    Đối với việc bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp, Hiệp định TRIPS đòi hỏi các nước thành viên phải quy định bảo hộ trên cơ sở Hiệp ước Washington về quyền sở hữu trí tuệ đối với các mạch tích hợp là Hiệp ước để ngỏ để các nước ký vào ngày 26/5/1989 tại Washington (hiện nay chưa có hiệu lực thi hành), đồng thời với các quy định bổ sung khác (Hiệp ước trên viết tắt là IPIC). Những quy định bổ sung liên quan đến những vấn đề sau đây:

    – Việc bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp phải có thời hạn tối thiểu là 10 năm;

    – Quyền được bảo hộ bố trí mạch tích hợp bao gồm cả những sản phẩm chứa thiết kế bố trí mạch đó;

    – Những người vô tình xâm phạm đến mạch tích hợp của chủ thể khác vẫn được phép sử dụng hoặc bán hàng hóa có hoặc đã đặt trước khi được biết về việc xâm phạm quyền nếu họ trả một khoản tiền thích hợp;

     – Việc cấp li xăng bắt buộc (Li-xăng không tự nguyện) và việc sử dụng đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp phải được chính phủ quy định và cho cho phép với một số điều kiện nghiêm ngặt.

    Khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại, hai | bên đã cam kết dành cho công dân của nhau chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như dành cho công dân của nước mình (Nguyên tắc này được quy định tại Phần I của Hiệp định TRIPS: Những cam kết giữa các nước thành viên về nguyên tắc chính sách đối xử như công dân). Quyền sở hữu trí tuệ mà Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đề cập cũng bao gồm “thiết kế bố trí mạch tích hợp” bên cạnh các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ đã cam kết về chế độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ phải phù hợp với một số điều ước quốc tế liên quan và phù hợp với những tiêu chuẩn ghi trong Hiệp định (trong đó phải áp dụng các chế tài dân sự, hành chính và hình sự).

    Trong nội dung Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những chú ý đến điều kiện của Việt Nam hiện nay (13/7/2000) hai bên thỏa thuận về việc thực hiện các quy định nói trên sẽ được tiến hành qua từng giai đoạn chuyển tiếp cụ thể. Việc bảo hộ sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa theo Hiệp định sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS-WTO) sẽ được thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực được 12 tháng (việc bảo hộ quyền tác giả và bí quyết thương mại được thực hiện sau 18 tháng, còn việc bảo hộ tín hiệu vệ tinh sau 30 tháng, các nghĩa vụ khá là 24 tháng). Phía Hoa Kỳ cam kết thi hành đầy đủ các nghĩa vụ bảo hộ sở hữu trí tuệ kể từ ngày Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực.

    Những nghĩa vụ liên quan đến Điều 8 của Hiệp định là quy định bảo hộ thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp theo quy định tại Điều 2 đến Điều 7, Điều 12 và Điều 16(3) của Hiệp định IPIC, trừ Điều 6(3) của Hiệp định.

    Để đáp ứng kịp thời nhu cầu hội nhập, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 42/2003/NĐ-CP “Về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn” trong hoàn cảnh Việt Nam chưa thực sự có nền công nghiệp bán dẫn hiểu theo nghĩa đen của cụm từ này. Ngay cả việc tận dụng khả năng thiết kế ngược để chế tạo mạch tích hợp cũng là điều vượt quá trình độ hiện có của Việt Nam.

    Hiện nay, việc áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và năm 2019 là căn cứ pháp lý trong việc thực hiện, đồng thời cũng là những giải pháp trong việc thực hiện những cam kết với Hoa Kỳ trong Hiệp định thương mại song phương được ký kết vào tháng 7/2000”.

    Khi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam được ban hành vào năm 2005, và Luật này được sửa đổi vào năm 2009 và năm 2019, về điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí được quy định tại mục 3, Phần thứ ba về quyền sở hữu công nghiệp từ Điều 68 đến Điều 71. Có thể nhận định sơ bộ, quy định bảo hộ đối với thiết kế bố trí trong Luật Sở hữu trí tuệ và kết quả của quá trình pháp điển hóa quy định của pháp luật trí tuệ về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ. Hội đ Về điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được quy định tại Điều 68, thiết kế bố trí phải có tính nguyên gốc và có tính mới về thương mại (khoản 1 Điều 70). Tính nguyên gốc và tính mới của thiết kế bố trí được quy định tại các Điều 70 và Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.

    Tính nguyên gốc của thiết kế là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả. Thiết kế bố trí này chưa được những người thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mach tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đỏ (điểm b khoản 1). là Về cấu trúc của thiết kế bố trí, theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Sở hữu trí tuệ: “Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phân tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

    Điều 1 và Điều 3 Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ yêu cầu các bên tuân thủ những quy định cơ bản của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. Ngoài ra, các bên phải tuân thủ những quy định kinh tế cơ bản của Công ước Geneve về bảo vệ người sản xuất bản ghi âm chống lại sự sao chép trái phép, Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới (UPOV) và Công ước liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (Brussels). Nếu các bên chưa tham gia các Công ước này thì phải nỗ lực tham gia một cách nhanh chóng.

    Về tính thương mại của thiết kế theo quy định tại Điều 71, được hiểu là chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký. Như vậy, thiết kế bố trí chỉ được coi là mới so với thế giới. Thiết kế bố trí bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. 

    Thiết kế bố trí mạch tích hợp được khai thác nhằm mục đích thương mại như phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn đó (khoản 3 Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ). Bên cạnh Luật Sở hữu trí tuệ quy định về thiết kế bố trí được bảo hộ, là những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là thiết kế bố trí theo quy định tại Điều 69 Luật Sở hữu trí tuệ, nếu: Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn (mang tính phái sinh). Những thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

    Tìm hiểu thêm về Luật Gia Lộc

    Liên hệ tư vấn 

    Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659 

    Email [email protected]

    Chúc bạn thành công!

    Nguồn: Luật Hoàng Phi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *