Mã số doanh nghiệp là gì? Cách tra cứu mã số doanh nghiệp?
Một trong những thông tin cơ bản mà doanh nghiệp phải liệt kê trong hợp đồng, giao dịch, thủ tục là mã số doanh nghiệp. Vậy Mã số doanh nghiệp là gì?
Mã số doanh nghiệp là gì? Cách tra cứu mã số doanh nghiệp?
Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nhắc đến thủ tục thành lập công ty, các doanh nghiệp phần lớn đã rất nhiều lần phải nghĩ và tự đưa ra câu hỏi mã số doanh nghiệp là gì?
Cũng vì lý do này nên trong bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện bài viết để giải đáp các thắc mắc trả lời cho câu hỏi: Mã doanh nghiệp là gì? Hay mã số thuế có phải mã số doanh nghiệp hay không? Cách tra cứu mã doanh nghiệp như thế nào?
Mã số doanh nghiệp là gì?
Luật doanh nghiệp có quy định chi tiết giải thích cho câu hỏi Mã số doanh nghiệp là gì? Căn cứ theo quy định pháp luật tại luật doanh nghiệp hiện hành thì Mã số doanh nghiệp được hiểu là một dãy số được tạo bởi hệ thống thông tin quốc gia khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Mã số doanh nghiệp được ghi rõ ràng trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã duy nhất và các mã doanh nghiệp giữa các công ty là độc lập, không trùng nhau.
Mã số doanh nghiệp là con số đồng hành cùng công ty suốt chặng đường hoạt động, đến khi công ty chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp mới chấm dứt hiệu lực. Trong hoạt động với doanh nghiệp thì mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến cơ quan thuế, thủ tục hành chính cùng các quyền, nghĩa vụ khác.
Thông qua mã số doanh nghiệp được cấp khi thành lập công ty thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dựa vào mã số đó kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp đã được thực hiện theo đúng quy định hay chưa.
Mã số của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Đối với mã số của chi nhánh và văn phòng đại diện, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã có những quy định mới so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP trước đây, cụ thể:
Nghị định 01/2021/NĐ-CP | Nghị định 78/2015/NĐ-CP |
Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện. | Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. (Không quy định đồng thời là mã số thuế) |
Bên cạnh đó, mã số của địa điểm kinh doanh vẫn được quy định là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
Mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không?
Trước đây khi Luật doanh nghiệp cũ năm 2005 có hiệu lực thì có quy định mã số đăng ký kinh doanh riêng và mã số thuế riêng. Khi muốn được cấp mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế thì công ty phải thực hiện 02 bộ hồ sơ khác nhau.
Tuy nhiên sau đó Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Luật doanh nghiệp hiện hành thì quy định này lại có sự sửa đổi, thủ tục cấp mã số thuế và mã doanh nghiệp là một. Tức là khi doanh nghiệp được cấp mã số doanh nghiệp cũng đồng thời mã doanh nghiệp đó là mã số thuế.
Việc hợp nhất thủ tục này giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp thuận lợi, dễ dàng quản lý các hoạt động của công ty, nhất là quản lý việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.
Đồng thời khi hợp nhất thủ tục này là một cũng rút ngắn đi thủ tục hành chính rất nhiều, các doanh nghiệp cũng không phải thực hiện nhiều thủ tục phức tạp, phải chuẩn bị thủ tục khác nhau mới được cấp mã số thuế và mã doanh nghiệp như trước nữa.
Lưu ý: Đối với các công ty thành lập trước ngày 01/07/2015, mã số thuế và Mã doanh nghiệp không trùng nhau thì không bắt buộc phải làm thủ tục thay đổi 02 mã số này làm một trừ trường hợp công ty có sự thay đổi về tên công ty, trụ sở doanh nghiệp….
Mã doanh nghiệp có bao nhiêu số?
Việc cấp mã doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức trực tuyến trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật doanh nghiệp kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Từ nghị định 43 năm 2010 của chính phủ đã quy định mã số thuế và mã số doanh nghiệp đồng thời là một nên hiện nay mã số doanh nghiệp sẽ có 10 số. Tuy nhiên tại mỗi tỉnh sẽ có quy định số thứ tự 03 số đầu tiên trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như ở Hà Nội sẽ là 010, Hồ Chí Minh là 034, Cần Thơ là 180…
Lưu ý: Các văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị phụ thuộc của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế thì mã số thuế được cấp là 13 số.
Tra cứu mã số doanh nghiệp ở đâu?
Khách hàng muốn tra cứu mã số doanh nghiệp thì có thể truy cập vào: dangkykinhdoanh.gov.vn của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia sau đó thực hiện theo các thao tác tìm kiếm ngay trên tay phải của trang chủ.
Trên màn hình Khách hàng chỉ cần chọn vào mục tìm doanh nghiệp sau đó nhập chính xác tên công ty mình cần tra cứu và nhấp vào ô tìm kiếm trên hệ thống sẽ hiển thị lên các thông tin liên quan đến: tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp viết tắt, tình trạng hoạt động doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, loại hình pháp lý, người đại diện pháp luật, địa chỉ trụ sở, ngành nghề hoạt động…
Ngoài ra Doanh nghiệp muốn tra cứu thông tin doanh nghiệp của mình thì còn có thể tra cứu thông qua cách Truy cập vào TNCNONLINE.COM.VN chọn Tra cứu Mã số thuế rồi chọn đăng nhập tài khoản doanh nghiệp.
Tiếp theo là thao tác Điền Chứng minh thư hoặc căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật hoặc Mã số doanh nghiệp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và nhấp vào ô tìm kiếm. Kết quả nhận được sẽ là tất cả các thông tin liên quan đến doanh nghiệp sẽ được hiển thị một cách rõ ràng, chính xác đúng như trong giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Hướng dẫn tra cứu mã số doanh nghiệp
Quy trình tra cứu mã số doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào TNCNONLINE.COM.VN
Sau khi truy cấp vào, người tra cứu sẽ chọn Tra cứu MST
Bước 2: Chọn mục doanh nghiệp
Bước 3: Điền thông tin theo yêu cầu trong mục
Thông tin cần điền là Chứng minh thư/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật hoặc Mã số doanh nghiệp (mã số trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Bước 4: Điền dãy chữ và số màu đỏ trong hình chữ nhật bên dưới vào ô Xác nhận thông tin.
Bước 5: Bấm vào ô Tìm kiếm
Tra cứu thông tin doanh nghiệp trên mạng quốc gia
Bên cạnh tra cứu thông tin doanh nghiệp trên trang thuế, Quý vị có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web http://dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 2: Nhập mã số thuế, tên doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp vào ô tìm kiems ở góc trên cùng bên trái và ấn vào nút tìm kiếm.
Bước 3: Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, kết quả sẽ hiện ra chứa thông tin của doanh nghiệp cần tìm.
Kết quả hiển thị sẽ gồm các thông tin như sau:
– Tên doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài; Tên doanh nghiệp viết tắt;
– Tình trạng hoạt động;
– Mã số doanh nghiệp;
– Loại hình pháp lý;
– Ngày bắt đầu thành lập;
– Tên người đại diện theo pháp luật;
– Địa chỉ trụ sở chính;
– Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nội dung bài viết là tất cả những thông tin hữu ích mà Luật Hoàng Phi muốn gửi đến Khách hàng trong việc tìm hiểu giải đáp Mã số doanh nghiệp là gì cùng các vấn đề liên quan đến mã doanh nghiệp. Trong quá trình tham khảo bài viết, Khách hàng cần được tư vấn chuyên sâu hơn xin vui lòng liên hệ 0981.378.999 để được nhân viên pháp lý hỗ trợ tận tâm nhất.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc