Mã ngành nghề sữa và sản phẩm từ sữa là gì?
Mã ngành nghề sữa và sản phẩm từ sữa là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Mã ngành nghề sữa và sản phẩm từ sữa là gì?
Theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ngành nghề kinh doanh, mã ngành 1050 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều những ngành nghề kinh doanh khác nhau trong đó có lĩnh vực sữa. Vậy Mã ngành nghề sữa và sản phẩm từ sữa là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực doanh nghiệp được phép thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Hiện nay hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam được quy định cụ thể tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam quy định danh mục gồm có 5 cấp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, gồm:
Ngành cấp 1: Mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U, gồm 21 ngành;
Ngành cấp 2: Mã hóa bằng 2 số theo mã ngành cấp 1 tương ứng, gồm có 88 ngành;
Ngành cấp 3: Mã hóa bằng 3 số theo mã ngành cấp 2 tương ứng, gồm 242 ngành;
Ngành cấp 4: Mã hóa bằng 4 số theo mã ngành cấp 3 tương ứng, gồm 486 ngành;
Ngành cấp 5: Mã hóa bằng 5 số theo mã ngành cấp 4 tương ứng, gồm 734 ngành.
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Mã ngành nghề sữa và sản phẩm từ sữa là gì?
Sữa thuộc ngành nào?
Ngành nghề Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hoá và hoặc đã xử lý đun nóng; Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa; Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hoá; Sản xuất sữa làm khô hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường; Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn; Sản xuất bơ.
Điều kiện kinh doanh sữa
Trước khi trả lời cho câu hỏiMã ngành nghề sữa và sản phẩm từ sữa là gì? cần nắm được các điều kiện kinh doanh sữa. Để được kinh doanh sữa cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm:
– Nếu kinh doanh các san phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Nếu là sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp.
– Nếu là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng; sữa công thức thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế.
Mã ngành nghề sữa và sản phẩm từ sữa là gì?
Theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ngành nghề kinh doanh, mã ngành 1050 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Nhóm này gồm:
– Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hoá và / hoặc đã xử lý đun nóng;
– Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa;
– Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hoá;
– Sản xuất sữa làm khô hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường;
– Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn;
– Sản xuất bơ;
– Sản xuất sữa chua;
– Sản xuất pho mát hoặc sữa đông;
– Sản xuất sữa chua lỏng (chất lỏng giống nước còn lại sau khi sữa chua đã đông lại);
– Sản xuất casein hoặc lactose;
– Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây.
Loại trừ:
– Sản xuất sữa thô (động vật lấy sữa) được phân vào nhóm 01412 (Chăn nuôi trâu, bò);
– Sản xuất sữa thô (cừu, ngựa, dê, lừa…) được phân vào nhóm 01442 (Chăn nuôi dê, cừu);
– Sản xuất sữa tách bơ và các sản phẩm bơ được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
– Hoạt động cửa hiệu sản xuất kem được phân vào nhóm 5610 (Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác).
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh sữa
Khi đã nắm đượcMã ngành nghề sữa và sản phẩm từ sữa là gì? thì có thể tiến hành thủ tục thành lập công ty sữa như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập công ty kinh doanh sữa
Trước khi thành lập công ty kinh doanh sữa thì cần chuẩn bị các thông tin cần thiết như loại hình công ty, tên công ty, địa chỉ trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn,….
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty kinh doanh sữa
Đối với mỗi loại hình công ty khác nhau thì sẽ có yêu cầu cụ thể về hồ sơ, thông thường hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Dự thảo điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân.
+ Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
+ Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
– Văn bản uỷ quyền cho người đại diện phần vốn nếu là tổ chức góp vốn vào thành lập công ty.
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp nếu có những vướng mắc cần được tư vấn quý khách hàng có thể liên hệ đến Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.
Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Sau khi hoàn tất hồ sơ sẽ nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan quản lý sẽ thông báo bằng văn bản gửi đến người nộp hồ sơ.
Mong rằng qua nội dung bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về mã ngành nghề kinh doanh. Mọi vấn đề băn khoăn cần được hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số 0981.378.999.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc