Lưu ý trong tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh nhỏ

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vẫn về những lưu ý trong tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh nhỏ.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vẫn về những lưu ý trong tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh nhỏ.

Lưu ý trong tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh nhỏ

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vẫn về những lưu ý trong tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh nhỏ.

Đối với các chủ thể kinh doanh nhỏ khi thực hiện hoạt động kinh doanh họ cũng có nhiều nỗi lo ngại về vốn, thị trường, lao động… 

Nhưng có lẽ nỗi lo lớn nhất của các chủ thể này tại thời điểm hiện nay đó chính là những rủi ro pháp lý tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động trên thực tế của họ. Việc lựa chọn các cách thức kinh doanh như: hộ kinh doanh, tổ hợp tác, các hoạt động không phải đăng kí kinh doanh là để đáp ứng nhu cầu kinh doanh với quy mô vốn nhỏ hẹp của các nhà đầu tư. Pháp luật cũng đã đưa ra các cơ sở pháp lý nhất định để làm nền tảng cho họ triển khai hoạt động của mình. Nhưng thực sự trong nhiều năm trở lại đây, có nhiều vướng mắc là nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho các chủ thể kinh doanh này. Trước hết, phải nói đến đó chính là tư cách chủ thể của họ.

Mục lục

    Lưu ý về nguyên tắc hoạt động

    Để có thể là một chủ thể kinh tế, chủ thể thương mại thì trước tiên họ phải là một chủ thể dân luật. Thế nhưng hiện nay, khi Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 đã đưa ra quy định mới, chỉ công nhận cá nhân và pháp nhân là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Như vậy hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh bị loại ra khỏi danh sách các chủ thể dân sự. Mà trên thực tế thì họ vẫn đang tồn tại, vẫn phải thực hiện các hoạt động kinh doanh. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều rủi ro.

    Khi thực hiện giao kết các hợp đồng, người đại diện của hộ kinh doanh, tổ hợp tác sẽ nhận danh hộ kinh doanh, tổ hợp tác hay nhân danh chính mình? Nếu về nguyên tắc từ trước đến nay, người đại diện sẽ phải nhận danh hộ kinh doanh, tổ hợp tác khi thực hiện giao kết các giao dịch với khách hàng. Liệu rằng giao dịch đó có hiệu lực hay không khi các hình thức ấy không được coi là chủ thể độc lập?

    Không những là các giao dịch với khách hàng mà những giao dịch khác nhằm phục vụ cho chính hoạt động của họ cũng sẽ có những khó khăn, ví dụ như hoạt động vay vốn, thuê lao động… Căn cứ theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015, rất nhiều các văn bản pháp luật sẽ phải điều chỉnh lại quy định liên quan đến các chủ thể mà Bộ luật đề cập đến.

    Ví dụ: mới đây tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước, có hiệu lực ngày 15/03/2017 quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam có quy định, đối tượng khách hàng các tổ chức tín dụng này cho vay vốn cũng chỉ là cá nhân, pháp nhân. Như vậy thì hộ kinh doanh, tổ hợp tác sẽ không được vay vốn mà chỉ có các thành viên của hộ kinh doanh, tổ hợp tác đó được vay với tư cách cá nhân.

    Nếu hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì không có vấn đề gì, nhưng nếu do một hộ gia đình, một nhóm người làm chủ hoặc tổ hợp tác có liên kết nhiều thành viên thì việc vay vốn từ ngân hàng, các quỹ tín dụng cũng sẽ trở thành bài toán khó.

    Chế độ chịu trách nhiệm tài sản

    Bản thân các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức này đã chấp nhận rằng rủi ro đối với mình sẽ cao vì họ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới. Hiện tại pháp luật lại không đề cập nhiều về liên kết cụ thể của hộ gia đình và tổ hợp tác như thế nào, chủ yếu là do các thành viên tự cam kết, thỏa thuận với nhau. Nhưng nhiều khi những cam kết đó khó có thể rõ ràng được.

    Chẳng hạn như hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ, xét thấy tập hợp thành viên” trong một hộ gia đình rất khó xác định: có thể được thiết lập trên quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng nhưng cũng có thể là quan hệ cùng trú ngụ dưới một nơi… số lượng thành viên trong một gia đình thì dễ có sự biến động, lại bao gồm nhiều thành phần: có thể là người già, người đang tuổi đi học… điều này sẽ rất khó khăn trong việc phân chia trách nhiệm tài sản, từ đó không những rủi ro cho các thành viên mà còn rủi ro cho cả các chủ nợ.

    Liên quan đến tổ hợp tác, pháp luật lại không có những quy định về việc hạn chế một số đối tượng được tham gia tổ hợp tác như: chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh… như vậy việc các chủ thể này tham gia tổ hợp tác trên thực tế là điều có thể và khi đó mức độ rủi ro đối với họ tăng lên, kéo theo những hệ lụy với các thành viên khác nếu chẳng may tổ hợp tác làm ăn thua lỗ. 

    Rủi ro về các thủ tục pháp lý

    Thực tế có rất nhiều các chủ thể kinh doanh nhỏ đứng trước nguy cơ bị xử lý vi phạm bất kì lúc nào, bởi vì, ranh giới giữa việc thực hiện hành vi thương mại hợp pháp và bất hợp pháp rất mong manh do sự phân định không rõ ràng từ phía pháp luật và sự chủ quan từ chính các chủ thể kinh doanh.

    Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng kí doanh nghiệp có quy định: các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, làm dịch vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng kí kinh doanh. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và không đăng kí kinh doanh cũng liệt kê ra các đối tượng cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng kí kinh doanh. Tiêu chí chính để pháp luật cho phép họ không phải thực hiện đăng kí kinh doanh đó là do họ có thu nhập thấp.

    Những thế nào là “thu nhập thấp” thì hiện nay chúng ta chưa có căn cứ xác định rõ ràng. Rủi ro tiềm tàng đối với các đối tượng này đó là không biết khi nào mình vượt ngưỡng thu nhập để mà thực hiện việc đăng kí hay không đăng kí kinh doanh. Một trường hợp cũng cần đề cập đến đó là quy định về số lượng lao động trong hộ kinh doanh.

    Pháp luật đưa ra yêu cầu: hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới mười lao động, vượt quá số đó thì hộ kinh doanh phải chuyển sang hình thức doanh nghiệp. Trên thực tế có các hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, nhưng tính chất ngành nghề yêu cầu phải có nhiều người lao động như kinh doanh quán ăn, trông xe,… có thời điểm đông khách có khi sử dụng quá mười người.

    Mà pháp luật lại không giải thích cụ thể mức độ, cách thức sử dụng lao động trong trường hợp này, bản thân họ thì không ý thức được việc phải chuyển loại hình vì nhu cầu không cần kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Vì thế họ rất dễ bị cơ quan quản lý xử lý vi phạm mà không có đủ cơ sở để bảo vệ cho mình. 

    Để phòng tránh được các rủi ro nói trên, trước tiên cần phải có sự hoàn thiện về mặt pháp lý theo hướng: quy định cụ thể và rõ ràng hơn các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các chủ thể kinh doanh nhỏ để tạo ra cơ sở vững chắc cho họ áp dụng trên thực tế. Các cơ quan có thẩm quyền, nhất là các cơ quan quản lý trực tiếp đối với các chủ thể này, bên cạnh việc quản lý chặt chẽ hoạt động của họ, cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật để họ hiểu và thực hiện đúng theo quy định.

    Đối với bản thân các chủ thể kinh doanh, phải chủ động hơn nữa trong việc bảo vệ mình trước các rủi ro pháp lý bằng cách tìm hiểu kĩ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình và tìm kiếm trợ giúp pháp lý từ các cơ quan chức năng khi cần thiết. Đối với hình thức kinh doanh nhỏ nhưng có sự liên kết của nhiều thành viên thì từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình hoạt động cần thiết lập những thỏa thuận rõ ràng, phân định cụ thể trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng đối với từng thành viên.

     Đặc biệt phải xác định được trách nhiệm cụ thể khi người đại diện xác lập các giao dịch để phục vụ cho quyền lợi của hộ kinh doanh, tổ hợp tác. Khi pháp luật đang còn có những bỏ ngỏ, chưa quy định rõ hay chưa có quy định, thì chính những thỏa thuận của các thành viên cũng sẽ là công cụ hữu hiệu để các chủ thể kinh doanh nhỏ đối phó với những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *