Lịch sự hình thành và phát triển của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Lịch sự hình thành và phát triển của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như thế nào? Cùng tìm hiểu câu hỏi sau đây của chúng tôi.

Lịch sự hình thành và phát triển của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như thế nào? Cùng tìm hiểu câu hỏi sau đây của chúng tôi.

Lịch sự hình thành và phát triển của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Lịch sự hình thành và phát triển của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như thế nào? Cùng tìm hiểu câu hỏi sau đây của chúng tôi.

Trường hợp đăng ký sáng chế cổ xưa nhất mà các tài liệu thường nói tới đã được sử gia Filark (Hy lạp) ghi lại: vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên tại Sibarius – một thuộc địa của Hy Lạp ở miền nam bán đảo Apenin – đã quy định nếu một người đầu bếp chế biến được món ăn mới, độc đáo và được dân chúng thừa nhận thì người ấy được độc quyền chế biến món ăn đó trong một năm.

Đối với nhãn hiệu, thì người Hy Lạp, người La Mã cổ đại đã nghĩ ra nhãn hiệu dưới dạng đánh dấu của thợ gốm lên hàng loạt ấm nước. Thời La Mã cổ đại đã xuất hiện những quy định về luật thương mại. Những quy định này thừa nhận quyền lợi và nguồn gốc xuất xứ những dấu khắc của người thợ làm gốm nhưng không ngăn được việc làm nhái các con dấu để đánh lừa khách hàng.

Ngay từ thế kỷ XII, việc ban đặc quyền đối với những sáng tạo đã diễn ra ở phần lớn các nước Châu Âu (như Italia, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Áo, Ba Lan, Thụy Sĩ…). Trong số các đặc quyền, có đặc quyền vì công tạo ra sáng chế, vào năm 1236 đặc quyền này được cấp cho Banaphasis de Sant ở Bordeaux được hưởng 15 năm cho phương pháp sản xuất quần áo len theo trường phái Flamand.

Trường hợp cấp bằng độc quyền sáng chế đầu tiên ở Anh là đặc quyền được ban cho John Whitnam về cách chế tạo thủy tinh màu, ngày 03/04/1449 Hoàng đế Anh quốc đã ban cho John Whitnam được hưởng độc quyền sản xuất thủy tinh màu trong vòng 20 năm và cấm những người khác chế tạo thủy tinh màu nếu không được phép của John Whitnam.

Năm 1443 một người Pháp tên là Antonio Marini đã được cấp bằng độc quyền sáng chế về phương pháp xay bột khô trong thời hạn 20 năm.

Năm 1460 một kỹ sư ở Luân Đôn được cấp bằng độc quyền sáng chế về việc xây dựng các lò nấu trong xưởng nhuộm, trong đó tính mới, khả năng thực hiện về mặt kỹ thuật đã được đặt ra.

Đạo luật sáng chế đầu tiên trên thế giới được Nghị viện Venise thông qua năm 1974, bất kỳ ai chế tạo ra máy móc mới, một phương pháp mà trước đây chưa từng được sử dụng trong phạm vi quốc gia thì được hưởng đặc quyền sản xuất và bán máy móc đó trong khoảng thời gian 10 năm. Nếu ai xâm phạm đặc quyền này thì bị xử phạt bằng tiền và máy do người đó chế tạo bị hủy.

Năm 1544 nhà bác học Galileo Galilei được cấp bằng độc quyền sáng chế về thiết bị nâng nước lên cao để tưới ruộng với thời gian hiệu lực 40 năm.

Năm 1624 nước Anh đã ban hành luật sáng chế, đây là luật sáng chế đầu tiên trên thế giới và có ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống bảo hộ sau này. Theo luật này, việc cấp bằng độc quyền sáng chế là do một cơ quan chuyên trách tiến hành trên cơ sở các tiêu chuẩn nhất định, được cấp cho: “việc độc lập làm ra hoặc tạo ra hàng hóa mới bằng phương pháp bất kỳ trong phạm vi vương quốc. Thời hạn bảo hộ độc quyền đối được chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế cho phép bị coi là vi phạm luật sáng chế và phải chịu trách nhiệm pháp lý. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, pháp luật thừa nhận quyền đối với sáng chế như những quyền hợp pháp khác, đồng thời pháp luật cũng xác định những nội

Luật về bằng độc quyền sáng chế đầu tiên của Pháp được ban hành năm 1791. Năm 1788 Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định về việc bảo hộ sáng chế thông qua việc cấp bằng độc quyền cho người sáng chế.

Năm 1710 Đạo luật Anne đã được Quốc hội Anh ban hành, trong đó thừa nhận quyền của tác giả, cho họ độc quyền hoặc người thừa kế của họ độc quyền in lại sách trong vòng 14 năm kể từ khi sách được in lần đầu tiên.

Năm 1877, Liên bang Đức ban hành lần đầu tiên Luật về bằng độc quyền sáng chế. Cùng với đó, nhiều nước khác đã đưa vào áp dụng Luật về bằng độc quyền sáng chế như: Italia (1859), Argentina (1864), Tây Ban Nha (1878), Brasil (1882), Thụy Điển (1884), Canada (1886), An Độ (1888), Nhật Bản (1888), Mexico (1890), Đức (1891), Bồ Đào Nha (1896), Nam Phi (1896), …

Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp là việc trao đổi thương mại trên phạm vi liên quốc gia, mặc dù đạo luật về sáng chế đã được nhiều quốc gia ban hành, nhưng yêu cầu về sự bảo hộ mang tính chất quốc tế đối với sáng chế đã phải đặt ra. Yêu cầu này trở nên cấp thiết khi Chính phủ Áo-Hungary mời các quốc gia khác tham gia Triển lãm quốc tế vsáng chế tại Viện năm 1873, nhưng nhiều khách nước ngoài đã từ chối, bởi lo ngại các ý tưởng của họ có thể bị đánh cắp và khai thác thương mại ở những quốc gia khác. Việc này đã dẫn tới sự ra đời của Công ước Paris về bảo hộ Sở hữu công nghiệp vào năm 1883.

Về nhãn hiệu, khoảng cuối thế kỷ XIX, nhãn hiệu mới được sử dụng phổ biến, vào thời kỳ đó người ta đã biết đến máy khâu Singer, nước uống Coca-Cola, cháo yến mạch Quanker, xà phòng Sunlight, ngũ cốc Shredded Wheat, phim Kodak, bảo hiểm Prudential, du lịch Cook,… CÁ Việc bảo hộ quyền tác giả ở cấp độ quốc tế được khởi đầu vào khoảng giữa thế kỷ 19 trên cơ sở những thỏa ước song phương, nhiều thỏa ước như vậy quy định sự công nhận lẫn nhau các quyền đã được ký kết nhưng vẫn chưa đủ toàn diện hoặc còn chưa thống nhất. Nhu cầu về một hệ thống thống nhất đã dẫn tới việc ra đời Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật vào năm 1886

Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *