Lệ Phí Xin Giấy Phép Mạng Xã Hội Theo Quy Định Pháp Luật
Hướng dẫn cách tính lệ phí xin giấy phép mạng xã hội cụ thể như thế nào? Đây là nỗi băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy mà
Lệ Phí Xin Giấy Phép Mạng Xã Hội Theo Quy Định Pháp Luật
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của việc sử dụng mạng xã hội mang lại. Bởi hiện nay, mạng xã hội không chỉ dừng lại ở nội dung chia sẻ, trao đổi thông tin mà còn có sự lan truyền rộng rãi. Thậm chí, một số đơn vị, tổ chức, cá nhân còn xem mạng xã hội như một kênh truyền thông.
Chính sự phổ biến rộng rãi đó đã biến mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Và để đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng, các tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng và phát triển rất nhiều mạng xã hội khác nhau. Tuy vậy để các mạng xã hội này có thể đưa vào hoạt động, tổ chức, doanh nghiệp phải xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó còn phải đóng đầy đủ lệ phí xin giấy phép mạng xã hội.
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Theo quy định của Bộ Thông tin và truyền thông, các website cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến dưới nhiều hình thức phải đăng ký xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến.
Điều kiện xin giấy phép mạng xã hội
Để xin giấy phép mạng xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp Luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;
– Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội;
– Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
– Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
Quy trình xin cấp giấy phép mạng xã hội
Để được cấp giấy phép mạng xã hội, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành dù muốn hay không. Cho nên, quy trình xin cấp giấy phép mà chúng tôi giới thiệu dưới đây hoàn toàn dựa trên các quy định đó, đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.
Bước 1: Tổ chức, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép mạng xã hội theo mẫu quy định
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc chứng nhận đầu tư;
– Đề án hoạt động có chữ ký, đóng dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép;
– Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Bước 2: Tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ xin giấy phép mạng xã hội
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thành phần giấy tờ, tài liệu mà Đại Lý Thuế Gia Lộc giới thiệu ở trên, tổ chức, doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) – cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý yêu cầu xin giấy phép mạng xã hội
Tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ bằng một trong các cách thức sau:
– Nộp trực tiếp tại trụ sở của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tại Hà Nội;
– Nộp thông qua hệ thống bưu chính, chuyển phát
– Nộp hồ sơ qua Internet
Bước ba: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ giấy phép mạng xã hội
Sau khi tổ chức nộp hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép mạng xã hội. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ không có yêu cầu sửa đổi bổ sung. Doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu được cấp giấy phép.
Thời gian trên có thể bị kéo dài hơn trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ bị thông báo bổ sung.
Lệ phí xin giấy phép mạng xã hội cụ thể ra sao?
Hầu hết các thủ tục hành chính thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều mất các khoản phí, hoặc lệ phí nhà nước nhất định. Trước tiên ta cần hiểu phí và lệ phí là gì?
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo luật này.
Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí ban hành theo luật phí và lệ phí.
Pháp luật có quy định về các khoản phí và lệ phí trong các trường hợp khác nhau khi thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, lệ phí xin giấy phép mạng xã hội là một trường hợp ngoại lệ. Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin giấy phép mạng xã hội sẽ không phải đóng lệ phí nhà nước
Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn lệ phí xin giấy phép mạng xã hội và trực tiếp thực hiện dịch vụ
Được mọi người biết đến là tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam, Đại Lý Thuế Gia Lộc khẳng định mình là đơn vị có dịch vụ pháp lý số một. Với đầy đủ các ngành nghề dịch vụ từ tư vấn đến dịch vụ đăng ký, thay đổi doanh nghiệp, dịch vụ cấp phép doanh nghiệp, dịch vụ sở hữu trí tuệ.
Chỉ riêng đối với dịch vụ xin cấp giấy phép mạng xã hội, Luật Hoàng phi đã xin cấp giấy phép cho rất nhiều đơn vị lớn nhỏ trên cả nước. Chúng tôi đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công việc duy nhất khách hàng phải thực hiện là cung cấp thông tin cho Đại Lý Thuế Gia Lộc, hỗ trợ Đại Lý Thuế Gia Lộc trong việc ký, đóng dấu hồ sơ.
Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết về lệ phí xin giấy phép mạng xã hội. Đồng thời còn được cung cấp dịch vụ ổn định, luôn có những chính sách mới, ưu đãi dành riêng cho khách hàng.
Với những ưu điểm đó, nếu quan tâm đến dịch vụ của Đại Lý Thuế Gia Lộc hoặc muốn yêu cầu tư vấn lệ phí xin giấy phép mạng xã hội, vui lòng liên hệ theo các thông tin sau:
– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.981.886
– Điện thoại: 024.628.528.39 (HN) – 028.73.090.686 (HCM)
– Email: [email protected]
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc