Kỹ sư là gì? Tổng hợp các chức danh kỹ sư theo Pháp luật

Kỹ sư là gì? Tổng hợp các chức danh kỹ sư theo Pháp luật

Mỗi năm, Việt Nam có trung bình trên 100.000 kỹ sư tốt nghiệp, đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia có số lượng kỹ sư cao nhất trên thế giới. Vậy kỹ sư là gì? Tổng hợp các chức danh kỹ sư theo Pháp luật hiện nay gồm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết[Ẩn]
  • 1. Kỹ sư là gì? Kỹ sư có phải là học vị không?
  • 1.1. Kỹ sư là gì?
  • 1.2. Kỹ sư có phải là học vị không?
  • 2. Bằng kỹ sư và bằng cử nhân khác nhau thế nào?
  • 3. Các chức danh kỹ sư theo quy định của pháp luật
  • 3.1. Kỹ sư cao cấp (hạng I)
  • 3.2. Kỹ sư chính (hạng II)
  • 3.3. Kỹ sư (hạng III) 
    • 3.4. Kỹ thuật viên (hạng IV) 
    Hiển thị thêm
Mục lục

    1. Kỹ sư là gì? Kỹ sư có phải là học vị không?

    1.1. Kỹ sư là gì?

    Kỹ sư là một khái niệm chung dùng cho người làm việc trong các ngành kỹ thuật. Kỹ sư có nhiệm vụ áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để nghiên cứu dự án, thiết kế, xây dựng, phát minh, sáng chế hay phát triển các sản phẩm và công trình nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất hoặc đời sống con người.

    Kỹ sư là tên gọi chung của những người làm về lĩnh vực kỹ thuật
    Kỹ sư là tên gọi chung của những người làm về lĩnh vực kỹ thuật (Ảnh minh hoạ)

    Kỹ sư đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Họ tham gia và đóng góp công sức vào rất nhiều những lĩnh vực như y tế, cơ sở hạ tầng, môi trường, công nghệ thông tin,…tạo nền tảng thúc đẩy nền kinh tế.

    1.2. Kỹ sư có phải là học vị không?

    Câu trả lời là có. Kỹ sư là một học vị của người tốt nghiệp chương trình bậc đại học chuyên ngành kỹ thuật. Ở Việt Nam, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là ngôi trường điển hình và đi đầu trong việc đào tạo kỹ sư chuyên nghiệp, chất lượng.

    Lễ trao bằng tốt nghiệp kỹ sư của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
    Lễ trao bằng tốt nghiệp kỹ sư của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Ảnh minh hoạ)

    Hiện nay, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo kỹ sư chuyên sâu đặc thù với đa dạng các ngành: kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật ô tô, kỹ thuật hàng không, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật sinh học, kỹ thuật thực phẩm, kỹ thuật máy tính,  kỹ thuật môi trường,…

    2. Bằng kỹ sư và bằng cử nhân khác nhau thế nào?

    Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa bằng kỹ sư và bằng cử nhân. Hai tấm bằng này có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể:

    Bằng kỹ sư

    Bằng cử nhân

    Khái niệm

    Là một loại bằng cử nhân cao cấp của chuyên ngành kỹ thuật. Để có thể học lấy bằng kỹ sư, sinh viên sẽ phải học hết chương trình đại học cơ bản, sau đó mới học tiếp chương trình nâng cao để lấy bằng kỹ sư.

    Là một loại bằng đại học, được trao cho sinh viên khi họ hoàn thành chương trình học cơ bản. Bằng cử nhân có thể liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau như công nghệ thông tin, kinh tế, môi trường,…

    Thời gian

    Thời gian đào tạo và lấy được tấm bằng kỹ sư sẽ kéo dài từ 5 đến 6 năm (bao gồm cả thời gian đào tạo chương trình đại học cơ bản)

    Thời gian đào tạo và lấy được tấm bằng cử nhân kéo dài từ 3 tới 4 năm

    Về chuyên ngành

    Đào tạo kỹ sư sẽ tập trung vào những ngành kỹ thuật điển hình như điện tử, cơ khí, máy móc, xây dựng,…Đòi hỏi sinh viên cần phải chuyên về một lĩnh vực kỹ thuật cụ thể

    Sinh viên không bị gò bó về một lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể. Sinh viên có thể chọn các chuyên ngành khác nhau như marketing, logistic, ngôn ngữ, kỹ thuật,…và không yêu cầu phải chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể

    Nội dung đào tạo

    Chương trình học tập trung chủ yếu vào các môn thuộc ngành kỹ thuật mà sinh viên đã chọn. Xu hướng chuyên về những ứng dụng, thực hành trong đời sống thực tế giúp sinh viên có nhiều kinh nghiệm và va chạm hơn.

    Chương trình học đa dạng, đa ngành. Sinh viên được học những môn học đại cương và chuyên ngành cơ bản. Xu hướng chuyên về nghiên cứu, phân tích học thuật cũng như cung cấp kiến thức cốt lõi nhất cho sinh viên về lĩnh vực họ theo học.

    Cơ hội nghề nghiệp

    Có cơ hội việc làm lớn trong các ngành nghề kỹ thuật và công nghệ vì có tay nghề cao.

    Tạo cơ hội việc làm trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.

    3. Các chức danh kỹ sư theo quy định của pháp luật

    Dựa vào Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, kỹ sư được chia thành những chức danh khác nhau nhằm mục đích phân loại, đảm bảo kiến thức cũng như trình độ chuyên môn của từng người.

    3.1. Kỹ sư cao cấp (hạng I)

    Theo khoản 3 Điều 8 của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 14/2022/TT-BKHCN tiêu chuẩn của kỹ sư cao cấp (hạng I) như sau:

    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    – Có trình độ thạc sĩ trở lên thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ;

    – Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh công nghệ.

    – Đã tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và chủ nhiệm ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;

    – Viên chức dự thi thăng hạng kỹ sư cao cấp (hạng I) thì trong thời gian giữ hạng chức danh kỹ sư chính (hạng II) hoặc tương đương phải có kết quả hoạt động chuyên môn quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc phải đạt ít nhất 04 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn…

    3.2. Kỹ sư chính (hạng II)

    Theo Khoản 3 Điều 9 của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 14/2022/TT-BKHCN, tiêu chuẩn của kỹ sư chính (hạng II) như sau:

    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    – Có trình độ đại học trở lên thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ;

    – Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh công nghệ.

    – Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh ở mức đạt trở lên hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;

    – Viên chức thi thăng hạng từ kỹ sư (hạng III) lên kỹ sư chính (hạng II) thì phải trong thời gian giữ chức danh kỹ sư (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu kì 09 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ sư (hạng III) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

    3.3. Kỹ sư (hạng III) 

    Theo khoản 3 Điều 10 của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 14/2022/TT-BKHCN, tiêu chuẩn của kỹ sư (hạng III) như sau:

    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    – Có trình độ đại học trở lên thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ;

    – Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh công nghệ

    – Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên (áp dụng đối với trường hợp thăng hạng từ chức danh kỹ thuật viên (hạng IV) lên chức danh kỹ sư (hạng III);

    – Viên chức thi thăng hạng từ kỹ thuật viên (hạng IV) lên kỹ sư (hạng III) phải đang trong thời gian giữ chức danh kỹ thuật viên (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu đủ 03 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ thuật viên (hạng IV) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

    3.4. Kỹ thuật viên (hạng IV) 

    Theo khoản 3 Điều 11 của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 14/2022/TT-BKHCN, tiêu chuẩn của kỹ thuật viên (hạng IV) như sau:

    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    – Có trình độ trung cấp trở lên thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ;

    – Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh công nghệ.

    Kỹ sư đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu dự án, phát minh, sáng kiến để góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Hi vọng các bạn đã hiểu kỹ sư là gì và các chức danh đi kèm qua bài viết trên.

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!