KINH TẾ TUẦN HOÀN – NHỮNG THỬ THÁCH MỚI

KINH TẾ TUẦN HOÀN – NHỮNG THỬ THÁCH MỚI

Phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) cần gắn với lộ trình cụ thể và từng bước thực hiện theo cấp độ phù hợp ở các ngành, lĩnh vực, địa phương. Tỉnh Bình Dương đã và đang xây dựng lộ trình áp dụng KTTH trong từng lĩnh vực phát triển; tỉnh cũng tập trung đề xuất các giải pháp cụ thể để khối nhà nước có thể hợp tác hiệu quả với doanh nghiệp trong phát triển các ngành hàng theo định hướng kinh tế tuần hoàn.

Ngày 07/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Trong đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng, thực hiện lộ trình và các nhiệm vụ, giải pháp để tạo thuận lợi cho các mô hình, dự án KTTH trên địa bàn; giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, các chương trình sản xuất, tiêu dùng bền vững trên địa bàn.

Thực hiện Đề án trên, ngày 03/10/2022 UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 5132/KH-UBND nhằm triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể là:

– Nâng cao nhận thức, trình độ các bên liên quan trong việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, hình thành ý thức của người dân về sử dụng sản phẩm tái chế hoặc thân thiện môi trường;

Xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên và phương thức tiếp cận để xây dựng mô hình và lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh;

– Xây dựng các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá để phát triển kinh tế tuần hoàn;

– Triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.

Tại Kế hoạch này Tỉnh đã đề ra 07 nhiệm vụ, giải pháp nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đó là:

 (1) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về KTTH và định hướng phát triển KTTH cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp, và người dân.

 (2) Hoàn thiện cơ chế, chính sách phat triển KTTH như xây dựng kế hoạch phát triển KTTH, lồng ghép việc thực hiện phát triển KTTH trong các chiến lược, quy hoạch, …

(3) Nâng cao năng lực phat triển KTTH: triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn , tổ chức diễn đàn kết nối, hợp tác, chia sẻ cho doanh nghiệp phát triển các mô hình kinh doanh sáng tạo trong nền KTTH, …

(4) Hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp trong phát triển KTTH: Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển KTTH thông qua các Chương trình nâng cao năng suất chất lượng, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, triển khai thí điểm các sản phẩm, dịch vụ mới về KTTH, thử nghiệm các giải pháp sáng tạo, thông minh về KTTH trong thành phố mới Bình Dương, …

(5) Nghiên cứu, triển khai KTTH trong một số ngành, lĩnh vực như nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, bền vững, chuyển đổi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường.

(6) Tăng cường hợp tác quốc tế trong kinh tế tuần hoàn;

(7) Tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng bền vững.

Điển hình như hiện nay một số mô hình kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực đã được triển khai trên địa bàn tỉnh:

– Tại Khu công nghiệp VSIP III, Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đã đầu tư xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên được phát triển theo hướng xanh, bền vững và thân thiện với môi trường.

– Nhà máy bia AB InBev (VSIP II-A) cũng đã vận hành hệ thống năng lượng mặt trời, sản xuất được 840.600kWh/năm, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng điện đang sử dụng mỗi năm.

– Tập đoàn SEP (Hàn Quốc) dự kiến đầu tư hơn 200 triệu đô la Mỹ để thành lập Khu liên hợp công nghiệp trung hòa carbon chuyên về ngành giày và cơ sở hạ tầng giảm thiểu carbon trên diện tích 180 ha tại huyện Phú Giáo.

– Trên lĩnh vực nông nghiệp, hiện có 4 khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), gồm: Tiến Hùng (huyện Bắc Tân Uyên), khu NNCNC tại xã Tân Hiệp và xã Phước Sang (huyện Phú Giáo), khu NNCNC tại phường Vĩnh Tân (TP.Tân Uyên) và An Thái (huyện Phú Giáo) tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ được hệ sinh thái và phát triển bền vững. Tỉnh cũng phối hợp xây dựng bản đồ vùng trồng, gắn với các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

– Trong lĩnh vực môi trường, tỉnh đã đầu tư nhà máy sản xuất phân Compost với công suất 1.680 tấn/ngày để tái chế chất thải sinh hoạt, xây dựng nhà máy đốt rác thải phát điện với công suất 4,6MW (200 tấn rác thải/ngày); hệ thống thu hồi nhiệt từ lò đốt chất thải để phát điện với công suất 9,6MW; hệ thống thu hồi nhiệt từ các hố chôn lấp với công suất 1.600KVA; xây dựng 4 nhà máy xử lý nước thải đô thị.

Thanh Huy

Bản quyền thuộc SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc sở kế hoạch và Đầu tư.
Điện thoại: (0274) 3822926 Fax: (0274) 3825.194
Điện thoại phòng Đăng ký kinh doanh: 0274.3824817 0941.391.888
Điện thoại bộ phận một cửa phòng Đăng ký kinh doanh: 0274.3823718
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A, Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương,
phường Hòa Phú – Tp. Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương.
Email: [email protected]

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Bình Dương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *