Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?

Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết để có câu trả lời nhé!

Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết để có câu trả lời nhé!

Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?

“Giấy phép kinh doanh” gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết để có câu trả lời nhé!

>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty

Mục lục

    Giấy phép kinh doanh là gì?

    Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:

    “Giấy phép kinh doanh” gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.

    Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trước đây là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và giấy phép kinh doanh không phải là những khái niệm đồng nhất. Quý vị cần phân biệt:

    – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hiện hành.

    – Giấy phép kinh doanh như đã giải thích trên đây, có thể hiểu là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh theo khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

    Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.). Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh.

    Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?

    Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:

    Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;

    b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;

    c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;

    b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;

    c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;

    d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.

    4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

    5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

    7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.

    Theo đó, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt này. Ngoài ra, đối tượng bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

    Lưu ý:

    Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

    Trên đây là những chia sẻ của Đại Lý Thuế Gia Lộc giúp giải đáp Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh của chúng tôi có thể liên hệ hotline 0981.378.999 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *