Kiểm tra thuế là gì?

Kiểm tra thuế là gì? Đặc điểm của hoạt động kiểm tra thuế? Nguyên tắc kiểm tra thuế? Để có thêm thông tin hữu ích, Quý vị có thể tham khảo bài viết này.

Kiểm tra thuế là gì? Đặc điểm của hoạt động kiểm tra thuế? Nguyên tắc kiểm tra thuế? Để có thêm thông tin hữu ích, Quý vị có thể tham khảo bài viết này.

Kiểm tra thuế là gì?

Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.

Nộp thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản của cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Để quản lý việc nộp thuế cũng như giảm thiểu những sai sót trong quá trình kê khai thuế, hàng năm, các cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế sẽ tiến hành việc kiểm tra thuế. Vậy kiểm tra thuế là gì? Sau đây, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin cơ bản về việc kiểm tra thuế thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục

    Kiểm tra thuế là gì?

    Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.

    Đặc điểm của hoạt động kiểm tra thuế

    – Đây là một hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý thuế và cơ quan hải quan nhằm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.

    – Việc kiểm tra thuế chủ yếu được diễn ra tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế. Ngoài ra, việc kiểm tra thuế có thể diễn ra tại trụ sở của người nộp thuế nếu họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu.

    Sau khi tìm hiểu kiểm tra thuế là gì?, có thể thấy hoạt động kiểm tra thuế có những nét tương đồng với hoạt động thanh tra thuế. Tuy nhiên, hai hoạt động trên vẫn có những khác biệt cơ bản sau:

    – Về chủ thể thực hiện:

    + Việc kiểm tra thuế sẽ do cơ quan quản lý trục tiếp việc nộp thuế của cá nhân, tổ chức thực hiện tại cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.

    + Việc thanh tra thuế được thực hiện bởi đoàn thanh tra về thuế tại cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.

    – Các trường hợp phải kiểm tra, thanh tra thuế:

    + Việc kiểm tra thuế được thực hiện đối với các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, kiểm tra khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật,….

    + Việc thanh tra thuế dược tiến hành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế; theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền; hoặc để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

    – Thời hạn kiểm tra, thanh tra thuế

    + Thời hạn kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế không quá 05 (năm) ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.

    + Thời hạn thanh tra thuế do Tổng cục Thuế tiến hành không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 (bẩy mươi) ngày làm việc; do Thanh tra Cục thuế, Chi cục Thuế tiến hành không quá 30 (ba mười) ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc.

    Nguyên tắc kiểm tra thuế

    Việc kiểm tra thuế phải dựa trên các nguyên tắc quy định tại Điều 107 Luật Quản lý thuế 2019, bao gồm:

    – Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế.

    – Tuân thủ quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan và mẫu biểu kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    – Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.

    – Khi kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra

    – Việc kiểm tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.

    Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

    Việc kiểm tra thuế được tiến hành tại trụ sở của người nộp thuế trong các trường hợp sau:

    – Kiểm tra hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.

    – Kiểm tra hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ nộp, kê khai thuế của người nộp thuế.

    – Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan.

    – Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế;

    – Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;

    – Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;

    – Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.

    Khi kiểm tra thuế, người nộp thuế có quyền và nghĩa vụ gì?

    Đối với việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, người nộp thuế có các quyền sau:

    – Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;

    – Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    – Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;

    – Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;

    – Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

    – Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.

    Khi kiểm tra thuế, người nộp thuế có nghĩa vụ:

    – Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;

    – Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;

    – Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra;

    – Chấp hành kiến nghị tại biên bản kiểm tra thuế, kết luận, quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.

    Trên đây là phần tư vấn nhằm giải đáp kiểm tra thuế là gì? của chúng tôi. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc có liên quan đến kiểm tra thuế chưa được làm rõ qua bài viết có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn, tháo gỡ.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *