Kế toán có được làm thủ quỹ không?

Kế toán có được làm thủ quỹ không? Đây là thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài viết. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Kế toán có được làm thủ quỹ không? Đây là thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài viết. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Kế toán có được làm thủ quỹ không?

Người làm thủ kho không được làm kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kế toán có được làm thủ quỹ không? Đây là thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài viết. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Mục lục

    Kế toán là gì?

    Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động theo khoản 8 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015.

    Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

    – Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

    – Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

    Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

    Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.

    Thủ quỹ là gì?

    Thủ quỹ là vị trí trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp, đảm nhiệm việc quản lý và giám sát các hoạt động tài chính. Vai trò chính của thủ quỹ là quản lý tiền mặt, quản lý các tài khoản ngân hàng, đảm bảo sự liên lạc với các bên liên quan về các khoản chi phí và thu nhập của tổ chức.

    Các công việc chính của thủ quỹ trong một doanh nghiệp cụ thể như sau:

    – Quản lý toàn bộ tiền mặt trong két sắt công ty

    – Đảm bảo tiền mặt được an toàn

    – Phân loại và kiểm tra chất lượng tiền mặt

    – Phát hiện tiền giả và báo cáo để giải quyết vấn đề về tiền giả.

    – Thực hiện việc thanh toán tiền mặt hàng ngày theo quy trình thanh toán của doanh nghiệp.

    – Thực hiện kiểm tra lần cuối về tính hợp pháp và hợp lý của chứng từ trước khi xuất, nhập tiền khỏi quỹ.

    – Thực hiện kiểm kê đối chiếu quỹ hàng ngày 

    – Lưu trữ chứng từ thu chi tiền.

    – Thực hiện các báo cáo định kỳ cho doanh nghiệp về quỹ tiền của doanh nghiệp và trình lên cấp trên.

    Kế toán có được làm thủ quỹ không?

    Điều 52 Luật Kế toán năm 2015 quy định Những người không được làm kế toán như sau:

    1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

    3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

    4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

    Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định Những người không được làm kế toán như sau:

    1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.

    2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Theo quy định này thì người làm thủ kho không được làm kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Quy định này là nhằm tránh trường hợp vụ lợi, một người vừa làm thủ quỹ vừa làm kế toán tương tự như một người vừa đá bóng vừa thổi còi; vừa làm sổ sách, giấy tờ, vừa chi tiền sẽ không đảm bảo tính công khai, minh bạch trong nghiệp vụ kế toán và thủ quỹ kể cả trong trường hợp tạm thời.

    Qua những thông tin Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc chia sẻ trên đây, Quý vị chắc hẳn đã có cho mình câu trả lời với câu hỏi: Kế toán có được làm thủ quỹ không? . Trường hợp còn những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ giải đáp.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *