Kế toán có được kiêm thủ kho không?
Kế toán có được kiêm thủ kho không? Trong nội dung bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết hơn để quý độc giả tham khảo.
Kế toán có được kiêm thủ kho không?
Thủ kho là người đảm nhận trách nhiệm quản lý hàng trong kho, bao gồm tình trạng, số lượng của tất cả hàng hóa trong kho cũng như nắm được tất cả các công đoạn từ lúc hàng được chuyển vào kho, xuất hàng ra khỏi kho và thống kê tồn kho.
Một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay đó là Kế toán có được kiêm thủ kho không? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé.
Kế toán là gì?
Kế toán là người đảm nhận công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin phản án tình hình hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Nhà nước, cở sở kinh doanh tư nhân,…
Kế toán có những nhiệm vụ sau đây:
– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
– Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn để trở thành kế toán
Người làm kế toán cần phải có các tiêu chuẩn sau đây:
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
– Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
– Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
– Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Thủ kho là gì?
Thủ kho là người đảm nhận trách nhiệm quản lý hàng trong kho, bao gồm tình trạng, số lượng của tất cả hàng hóa trong kho cũng như nắm được tất cả các công đoạn từ lúc hàng được chuyển vào kho, xuất hàng ra khỏi kho và thống kê tồn kho.
Mọi công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đều có nhu cần quản lý và cân đối các nguyên vật liệu cần thiết, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra trơn tru, hiệu quả, vậy nên vai trò của thủ kho là vô cùng quan trọng.
Công việc của thu kho cũng rất đa dạng như thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng hóa, sắp xếp hàng hóa trong kho, theo dõi tình trạng hàng tồn, quản lý hồ sơ và quản lý hàng hóa. Cụ thể từng công việc sẽ có những nhiệm vụ như sau:
– Thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng hóa:
+ Nắm bắt chính xác số lượng hàng hóa xuất, nhập kho.
+ Thực hiện việc nhập và xuất hàng hóa.
+ Xác nhận các yêu cầu xuất hàng, chứng từ giao hàng là hợp lệ và lưu chuyển các hồ sơ này cho các bộ phận khác theo quy định.
+ Ghi phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
+ Nắm được số lượng hàng tồn và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu.
– Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu:
+ Đảm bảo định mức tồn kho tối thiểu của tất cả các loại hàng hóa trong kho.
+ Đề xuất với các cấp quản lý cao hơn thay đổi định mức tồn kho tối thiểu khi cần thiết nếu xuất hiện sự biến động bất thường trong việc xuất/ nhập hàng.
+ Theo dõi sát sao mức tồn kho hàng ngày.
– Đặt hàng cho kho:
+ Giám sát, đốc thúc hoạt động nhập, mua hàng.
+ Lập phiếu mua hàng hoặc đơn hàng nhập khẩu theo định kỳ của công ty.
– Sắp xếp hàng hóa:
+ Nắm được sơ đồ kho và cập nhật khi có sự thay đổi.
+ Sắp xếp hàng hóa khoa học, hợp lý, thuận tiện cho công tác kiểm kê và vận chuyển.
+ Giám sát quy trình nhập hàng vào kho, đảm bảo hàng được đặt đúng vị trí.
+ Đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng, xây xát hay rơi vỡ trong quá trình đưa vào và bảo quản trong kho.
– Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa:
+ Đảm bảo hàng hóa trong kho được sắp xếp theo đúng yêu cầu và quy định của công ty.
+ Quản lý theo nguyên tắc FIFO (nhập trước xuất trước) với các loại hàng hóa dễ hư hỏng.
– Thực hiện đúng quy định về phòng cháy chữa cháy và các quy định về an toàn trong kho:
+ Tuyệt đối đảm bảo quy tắc phòng cháy chữa cháy trong kho hàng.
+ Kiểm kê hàng hóa định kỳ để đảm bảo không có hàng bị hư hỏng, gãy đổ.
Kế toán có được kiêm thủ kho không?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 176/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 19. Những người không được làm kế toán
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.
2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán bao gồm:
– Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
Như vậy từ những quy định trên thấy được rằng kế toán không được kiêm thủ kho trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về vấn đề Kế toán có được kiêm thủ kho không? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc