Kế toán có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?

Kế toán có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé.

Kế toán có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé.

Kế toán có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?

Người phụ trách kế toán được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở, mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.

Trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kế toán có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của công ty. Vậy Kế toán có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Mục lục

    Kế toán là gì?

    Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

    Hay nói cách khách kế toán là quá trình thực hiện công việc ghi chép số liệu, thu thập thông tin chứng từ, phân tích và xử lý thông tin tài chính, các hoạt động liên quan đến dòng tiền và tài sản của doanh nghiệp, của nội bộ công ty.

    Tùy theo mỗi cơ cấu tổ chức cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bộ phận kế toán được phân chia thành các thành phần khác nhau như: kế toán tổng hợp, kế toán quản trị, kế toán kho, kế toán thuế, kế toán công nợ,…

    khi công tác kế toán được thực hiện một cách minh bạch, chính xác, nghiêm túc sẽ giúp cho doanh nghiệp, tổ chức tối ưu hóa được dòng tiền, giảm thiểu những lãng phí, gian lận; đảm bảo được tính pháp lý; góp phần tạo nên tín nhiệm và thành công của doanh nghiệp.

    Quy định của pháp luật về nguyên tắc kế toán

    – Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

    – Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.

    – Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

    – Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật Kế toán 2015.

    – Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

    – Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.

    – Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 6 Luật Kế toán còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.

    Tiêu chuẩn để trở thành kế toán

    Trước khi trả lời cho câu hỏi Kế toán có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không? cần nắm được các tiêu chuẩn để trở thành kế toán, cụ thể như sau:

    – Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

    – Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

    – Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

    – Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.

    Kế toán có những nhiệm vụ gì?

    Theo quy đinh tại Điều 4 Luật kế toán 2015 quy định về nhiệm vụ kế toán như sau:

    – Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

    – Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

    – Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

    – Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

    Có thể thấy được rằng nhiệm vụ của kế toán gắn liền với dòng tiền và tài sản của công ty. Công việc của kế toán viên liên quan đến sự lưu thông của dòng tiền trong doanh nghiệp, kế toán sẽ ghi chép, theo dõi, phản ánh sự vận động của dòng vốn, tài sản, doanh thu, lợi nhuận của công ty.

    Kế toán cũng là bộ phận đại diện cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm pháp lý với các cơ quan chức năng nhà nước thông qua việc thanh toán thuế.

    Kế toán có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?

    Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định như sau:

    Điều 11. Phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán

    1. Người được bổ nhiệm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6hoặc người được bố trí làm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này(trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở.

    2. Người được bố trí phụ trách kế toán ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.

    Như vậy, người phụ trách kế toán được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.

    Phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng bao nhiêu?

    Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định như sau:

    Điều 10. Phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng

    1. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở.

    2. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.

    Từ quy định trên thấy được rằng người được bổ nhiệm kế toán trưởng  ở cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp (Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan hải quan); Cơ quan nhà nước; Đơn vị sự nghiệp công lập; Tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; Các tổ chức được Nhà nước cấp vốn để tổ chức hoạt động theo Mục tiêu chính trị – xã hội cụ thể được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở.

    Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về vấn đề Kế toán có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *